Kông Pla huy động sức dân xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, 5 năm qua, xã Kông Pla (huyện Kbang) đã tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, nhờ phát huy tốt nội lực mà xã đã huy động nhân dân đóng góp công sức, vật chất xây dựng nhiều công trình công cộng có ý nghĩa, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Một buổi chiều giữa tháng 4, chúng tôi có mặt tại Nhà văn hóa của thôn Ji Lao khi mọi người tập trung về đây làm hàng rào để bảo vệ công trình này. Mỗi người một việc, người đào đất, người trộn bê tông, người xây, chẳng mấy chốc mà hàng rào nhanh chóng được hoàn thành. Dừng tay lau vội mồ hôi trên trán, ông Cao Văn Kỳ chia sẻ: Nhà văn hóa của thôn nằm trên trục đường chính của xã nên việc xây dựng hàng rào là để tạo cảnh quan môi trường được khang trang, sạch đẹp. Hơn nữa, có hàng rào bảo vệ giúp cho nhà văn hóa khỏi bị hư hỏng xuống cấp nên người dân chúng tôi tham gia ngay”. Ông Nguyễn Văn Quy-Trưởng thôn Ji Lao cũng cho hay: “Nhà văn hóa của thôn được xây dựng theo chương trình nông thôn mới từ năm 2015 với tổng kinh phí 260 triệu đồng, trong đó người dân thôn Ji Lao góp 60 triệu đồng. Để xây dựng hàng rào bảo vệ, mỗi hộ trong thôn đóng 250.000 đồng (thôn có 72 hộ-P.V); riêng Bí thư chi bộ và 4 đảng viên của chi bộ thôn tự nguyện góp thêm 30 bao xi măng”.

 

Người dân thôn Ji Lao xây dựng hàng rào nhà văn hóa. Ảnh: H.T
Người dân thôn Ji Lao xây dựng hàng rào nhà văn hóa. Ảnh: H.T

Khác với thôn Ji Lao, trước đây làng Nua không có nhà sinh hoạt cộng đồng nên tất cả các buổi sinh hoạt của làng đều phải nhờ vào nhà dân. Do vậy, khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân trong làng đã tự nguyện đóng góp tiền để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng. Ông Đinh Xăm-Trưởng thôn làng Nua cho biết: Làng Nua có 38 hộ, đời sống các hộ trong thôn còn nhiều khó khăn, song hễ làm gì có lợi cho làng là người dân đều nhiệt tình tham gia. Trong số 260 triệu đồng xây nhà sinh hoạt cộng đồng, người dân làng Nua đóng 62,5 triệu đồng. Ngoài ra, người dân còn góp 30 triệu đồng để làm cổng và nền sân bóng chuyền để tạo sân chơi cho mọi người trong làng. “Từ lúc công trình được hoàn thành, dân làng rất phấn khởi nên dù trời mưa, mọi người vẫn có mặt đầy đủ tại nhà sinh hoạt cộng đồng để dự các buổi sinh hoạt và tổng kết của làng chứ không còn vắng mặt thường xuyên như trước nữa”-ông Đinh Xăm vui vẻ cho biết.

Trao đổi với P.V, ông Đinh Bát-Chủ tịch UBND xã Kông Pla cho biết: Xác định việc huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới là điều kiện quan trọng để hoàn thành các tiêu chí nên ngay từ đầu, xã đã tổ chức nhiều buổi họp để tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, xã còn dựa vào uy tín của các già làng để vận động nhân dân chung tay xây dựng các công trình công cộng. Điển hình như thôn Ji Lao góp 240 triệu đồng đổ đất cấp phối đường nội đồng Suối Dính; làng Groi góp 130 triệu đồng bê tông đường nội thôn; làng Nua góp gần 25 triệu đồng bê tông đường thôn Mê Día đi xã Đak Hlơ để tạo thuận lợi cho vận chuyển nông sản; làng Muôn đóng góp 76 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa… Ngoài ra, qua công tác vận động, người dân chăm chỉ sản xuất hơn nên đời sống được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/năm; hộ nghèo giảm từ 72% (năm 2011) xuống 32,09% (cuối năm 2015)…

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Đinh Bát, hiện xã Kông Pla còn 6 tiêu chí chưa đạt. Trong đó, khó nhất là tiêu chí về giao thông, hộ nghèo và thu nhập. Nguyên nhân là do đời sống của người dân còn khó khăn nên chưa huy động được tối đa sức dân. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất của người dân còn hạn chế nên năng suất các loại cây trồng thấp; xã có 16 hộ mới tách chưa có đất sản xuất dẫn đến phát sinh nhiều hộ nghèo mới. “Do vậy, để đạt xã nông thôn mới vào năm 2019, theo kế hoạch, mỗi năm, xã sẽ thực hiện từ 1 đến 2 tiêu chí. Đối với tiêu chí giao thông, xã sẽ phân loại các tuyến đường và vận động sự đóng góp từ sức dân đối với những tuyến đường nội thôn, nội đồng. Đối với tiêu chí hộ nghèo và thu nhập, xã tiếp tục vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thâm canh cây mía để tăng năng suất, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo”-ông Đinh Bát khẳng định.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm