Kinh doanh đa cấp, gom vốn rồi chiếm đoạt, Trịnh Xuân Mạnh bị truy tố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua điều tra xác minh, Công ty RFIVN không phải là công ty đa quốc gia, không tham gia vào những dự án như đã 'nổ', hoàn toàn không có kinh doanh gì để sinh lợi nhuận
Ngày 30-4, thông tin từ TAND TP. Cần Thơ, cơ quan này đã hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị đưa ra xét xử bị cáo Trịnh Xuân Mạnh (38 tuối, ngụ số 229/39, Bùi Thị Xuân, P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM), nguyên giám đốc Công ty CP thương mại đầu tư bất động sản RFIVN (gọi tắt là Công ty RFIVN), có trụ sở chính tại số 307/1A Nguyễn Văn Trỗi (P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM), về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, từ năm 2016, Công an TP.Cần Thơ tiếp nhận nhiều đơn tố cáo Mạnh, liên quan đến các vụ việc xảy ra tại RFIVN chi nhánh Cần Thơ.
Mạnh trước khi bị bắt
Mạnh trước khi bị bắt
Theo cáo trạng, Mạnh mua tên miền rti-roy.com rồi thuê người thiết kế, quản lý website, sau đó thuê người làm kế toán trưởng, giám đốc tài chính, nhân viên chăm sóc khách hàng…
Để tạo lòng tin với nhà đầu tư nhằm huy động vốn rồi chiếm đoạt, Mạnh "dựng" hình ảnh Công ty RFIVN là công ty "đại diện cho các tập đoàn của Mỹ tại Việt Nam" chuyên đầu tư vào các dự án lớn về bất động sản; là công ty đa quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia nhiều dự án lớn tại Việt Nam.
Mạnh sau khi bị bắt
Mạnh sau khi bị bắt
Mạnh cùng các đồng phạm tổ chức nhiều cuộc hội thảo về kinh doanh đa cấp, kêu gọi nhiều người tham gia ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh bằng hình thức góp vốn, hứa hẹn trả lãi suất cao.
Để trở thành cổ đông của Công ty RFIVN, người đầu tư phải ký hợp đồng góp vốn ít nhất 1.000 USD, trong đó phí duy trì tài khoản là 10 USD. Sau đó, người đầu tư được cấp tài khoản, được trả tiền vốn và lãi theo hợp đồng góp vốn thông qua tài khoản của ngân hàng.
Đối với những người giới thiệu thêm được người đầu tư vào công ty, Mạnh tuyên bố chi 5% trên tổng số tiền giới thiệu đầu tư và 0,25% trên tiền hoa hồng môi giới.
Bên cạnh đó, Mạnh còn đưa ra "mức thưởng" cho các nhà đầu tư bằng cách tặng 1 chỉ vàng cho người nào đầu tư từ 3 - 5 tài khoản, tặng xe ô tô cho người nào giới thiệu được... 1.000 tài khoản. Để người đầu tư tin tưởng, Mạnh còn mở thêm 4 chi nhánh Công ty RFIVN ở các vùng miền trên cả nước.
Cơ quan điều tra xác định, chỉ trong một thời gian ngắn, Mạnh đã kêu gọi được 14 người tin tưởng góp vốn, để Mạnh chiếm đoạt số tiền hơn 531 triệu đồng. Tuy nhiên, còn nhiều nạn nhân của Mạnh vẫn chưa chịu tố cáo.
Cũng qua điều tra xác minh, Công ty RFIVN không phải là công ty đa quốc gia, không tham gia vào những dự án như đã “nổ”, hoàn toàn không có kinh doanh gì để sinh ra lợi nhuận. Vốn huy động được, Mạnh chủ yếu lấy của người này để trả cho người kia, và chiếm đoạt.
Mai Trâm (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Khi biết Công ty AIC đồng ý cho Công ty Gene Việt liên danh gói thầu giai đoạn 1 dự án thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Phan Quốc Việt liền chỉ đạo giao lại Cty Việt Á đứng tên liên danh và thực hiện các thủ tục thay vì thấy công ty này chưa đủ năng lực.
17 nạn nhân cấp cứu tại các cơ sở y tế của tỉnh

17 nạn nhân cấp cứu tại các cơ sở y tế của tỉnh

(GLO)- Sáng 30-4, ông Lý Minh Thái-Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai kích hoạt "báo động đỏ" để tổ chức cấp cứu cho các nạn nhân vụ hai xe khách va chạm vào rạng sáng nay tại đường tránh Chư Sê và quốc lộ 25.
Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Điều tra mở rộng vụ đường dây mua bán hóa đơn hơn 2.500 tỷ đồng do Nguyễn Xuân Vinh cầm đầu, công an xác định nhiều doanh nghiệp mua hóa đơn từ đường dây trên để đưa vào sử dụng trong hoạt động tài chính, kế toán, báo cáo thuế, vi phạm quy định của pháp luật.