Không để phát sinh “điểm nóng” về buôn lậu, hàng giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dự báo từ nay đến cuối năm, hoạt động sản xuất, mua bán, vận chuyển và tàng trữ hàng cấm, hàng lậu, hàng giả sẽ diễn biến phức tạp. Vì vậy, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh Gia Lai yêu cầu các đơn vị thành viên tăng cường giải pháp nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, không để phát sinh “điểm nóng” về buôn lậu, hàng giả.

Gia tăng số vụ vi phạm

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 1.189 vụ, trong đó có 274 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 890 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 25 vụ hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ với 1.035 đối tượng liên quan; khởi tố 20 vụ với 29 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 964 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 27,5 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2022, số vụ phát hiện tăng 101 vụ, khởi tố hình sự tăng 7 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước tăng hơn 7,3 tỷ đồng (tăng 36%).

Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường nhằm kịp thời xử lý những vi phạm. Ảnh: V.T

Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường nhằm kịp thời xử lý những vi phạm. Ảnh: V.T

Cục Quản lý thị trường tỉnh-cho biết: Lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 554 vụ vi phạm liên quan đến kinh doanh, vận chuyển thuốc lá điếu, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, khoáng sản…

Đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, mức độ vi phạm ngày càng lớn, thủ đoạn tinh vi và thường rơi vào các cửa hàng bán lẻ nhượng quyền thương mại. Cụ thể, người bán can thiệp trực tiếp bằng cách lắp đặt các thiết bị để gian lận số lượng xăng dầu của người mua, điều khiển thiết bị từ xa trên điện thoại di động nên gây khó khăn cho lực lượng chức năng; sử dụng chiêu thức trộn xăng RON95-III với xăng E5 RON92-II rồi bán ra thị trường với giá của xăng RON95-III để hưởng chênh lệch.

Về công tác phòng-chống tội phạm trên khu vực biên giới, Đại tá Trần Thanh Bình-Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh-cho hay: Hàng hóa vận chuyển trái phép qua biên giới chủ yếu là pháo nổ, thuốc lá, nước giải khát, lâm sản... Tệ nạn ma túy ở khu vực biên giới vẫn diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, nguồn cung cấp ma túy chủ yếu từ nội địa đưa lên biên giới.

Còn Thượng tá Nguyễn Trung Hiển-Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) thì thông tin: “Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng Công an đã phát hiện và xử lý 174 vụ với 154 đối tượng vi phạm, trong đó, đã khởi tố 15 vụ 25 bị can, thu giữ nhiều hàng hóa vi phạm gồm thuốc lá, pháo, gỗ, khoáng sản…”.

Cũng theo Thượng tá Hiển, công tác chống gian lận thương mại gặp một số khó khăn, vướng mắc như: việc giám định hàng giả, hàng nhái rất tốn kém; có những nhãn hàng nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam nên khó xử lý khi không có yêu cầu và sự hợp tác của chủ sở hữu. Trước đây, các đối tượng buôn lậu pháo, thuốc lá thường hoạt động vào cuối năm, nhưng thời gian gần đây, tội phạm nghiên cứu rất rõ quy luật hoạt động của ngành chức năng nên đã mua và tích trữ ngay từ đầu năm, gây khó khăn trong công tác phòng ngừa, kiểm tra, xử lý. Hoạt động kinh doanh phân bón, xăng dầu xảy ra nhiều vi phạm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin

Ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, lĩnh vực thương mại có sự tăng trưởng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 46.828 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Sở Công thương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, cấp phép, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các mặt hàng như xăng dầu, thuốc lá, kinh doanh đa cấp; tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn.

Việc phối hợp kiểm tra sẽ nhằm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: Vũ Thảo

Việc phối hợp kiểm tra sẽ nhằm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: Vũ Thảo

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho hay: Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1.500 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp. Việc phân cấp quản lý, giao nhiệm vụ rất rõ ràng. Mặc dù Sở đã đôn đốc, hướng dẫn và triển khai nhưng công tác phối hợp chưa chặt chẽ. Nhiều địa phương xem trách nhiệm này là của Sở Nông nghiệp và PTNT. Vì vậy, việc phân cấp cần làm cho rõ ràng để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Cũng theo ông Có, công tác phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng kiểm tra, xử lý việc vận chuyển lâm sản, vật tư nông nghiệp, gia súc, gia cầm qua cửa khẩu, các đường mòn, lối mở được thực hiện thường xuyên. Ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục thanh tra các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ; kiểm tra việc tàng trữ lâm sản, truy quét các đối tượng phá rừng.

Dự báo tình hình thời gian tới sẽ còn diễn biến phức tạp, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-Trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh-nhấn mạnh: Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi, diễn ra ở nhiều mặt hàng, lĩnh vực, các lực lượng chức năng cần làm tốt công tác dự báo tình hình, bám sát thực tế để tập trung xử lý.

Bên cạnh đó, cần linh động trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm; chủ động phối hợp, chia sẻ thông tin để triển khai công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả; tăng cường xây dựng lực lượng cung cấp thông tin ở cơ sở, thiết lập đường dây nóng khắp nơi để người dân kịp thời phản ánh khi có sự vụ xảy ra; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông để người dân nhận biết những nơi sản xuất, những hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.