Khởi sắc Đak Pơ Nan

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, ngành, diện mạo làng Đak Pơ Nan (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) có nhiều khởi sắc, đời sống người dân ngày một cải thiện. Qua rà soát, làng còn 29 hộ nghèo, chiếm 32,9%, giảm 51,14% so với cuối năm 2021.

Hơn 30 năm trước, ông Brôch mắc phải bệnh phong. Căn bệnh quái ác này đã ăn mòn những ngón tay khiến ông không thể lao động. Bởi vậy, gia đình ông chịu cảnh đói nghèo đeo bám. Những năm gần đây, nhờ được Nhà nước cấp thuốc điều trị, bệnh tình đã thuyên giảm. Vì vậy, ông tranh thủ giúp vợ con lao động sản xuất để cải thiện thu nhập.

Đứng nhìn vườn cà phê trĩu quả, ông Brôch không giấu nổi niềm vui. Ông cho biết: Nhờ được cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn, gia đình ông đã chuyển đổi một số diện tích mì sang trồng cà phê.

Ngoài ra, gia đình ông còn được Nhà nước hỗ trợ con giống để phát triển chăn nuôi. Hiện nay, gia đình ông có 3 sào cà phê, 2 sào mì, 2 sào lúa, 6 con bò và 5 con heo. “Không chỉ đủ ăn, gia đình tôi còn để dành được hàng chục triệu đồng từ bán sản phẩm. Mới đây, gia đình tôi đã thoát nghèo”-ông Brôch phấn khởi cho hay.

anh-bim-da-xay-duoc-nha-o-khang-trang-va-mua-sam-may-moc-phuc-vu-san-xuat.jpg
Anh Y Bim đã xây được nhà ở khang trang và mua sắm máy móc phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Tương tự, cuộc sống của gia đình anh Y Bim cũng khởi sắc nhờ chuyển đổi cây trồng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Anh Y Bim cho biết: Trước đây, gia đình anh canh tác 1,2 ha mì và 2 sào lúa nước 1 vụ. Năm 2012, được cán bộ xã hướng dẫn, anh chuyển 1 ha mì sang trồng cà phê.

Những năm gần đây, cà phê cho năng suất 3 tấn nhân/ha. Hàng năm, gia đình anh thu được 80-100 triệu đồng từ các loại cây trồng nói trên. Từ 1 con bò được Nhà nước hỗ trợ năm 2015, đến nay, gia đình anh đã có đàn bò gồm 5 con. Mới đây, anh còn được cấp thêm 5 con heo giống để phát triển chăn nuôi.

“Trước đây, vì mang tâm lý gia đình có người bị bệnh phong nên chúng tôi sống biệt lập với bên ngoài. Có đất sản xuất nhưng phương thức canh tác lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, cuộc sống gia đình luôn thiếu trước hụt sau.

Sau này, được Nhà nước hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nên đời sống gia đình dần cải thiện. Cuối năm 2023, gia đình tôi đã thoát nghèo”-anh Bim bộc bạch.

Anh Mưn-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đak Pơ Nan-cho biết: Trước đây, toàn bộ diện tích đất của gia đình anh chủ yếu trồng mì. Được cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn, anh chuyển một phần diện tích sang trồng cà phê nên thu nhập được cải thiện. Hiện nay, gia đình anh có 1 ha cà phê, 1 ha mì và 1 ha lúa.

“Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nên các loại cây trồng đạt năng suất cao hơn. Hàng năm, tôi tích lũy hơn 40 triệu đồng”-anh Mưn chia sẻ.

gia-dinh-anh-truong-thon-mun-cung-co-thu-nhap-cao-tu-1-ha-lua-1-ha-ca-phe-va-1-ha-mi.jpg
Gia đình anh trưởng thôn Mưn cũng có thu nhập cao từ 1 ha lúa, 1 ha cà phê và 1 ha mì. Ảnh: H.T

Làng Đak Pơ Nan hiện có 88 hộ với 419 khẩu, gần 100% là người Bahnar. Trước đây, hầu hết người lớn tuổi trong làng đều bị bệnh phong nên cuộc sống rất khó khăn. Những năm gần đây, nhờ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ thuốc điều trị, bệnh phong không còn phát triển nữa, nhiều người đã có thể lao động.

Bên cạnh đó, Nhà nước quan tâm hỗ trợ cây-con giống, hướng dẫn kỹ thuật nên bà con sản xuất hiệu quả hơn. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ xây dựng trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình cấp nước sinh hoạt nên cuộc sống người dân dần cải thiện.

Trao đổi với P.V, ông Hoàng Mạnh Trường-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Thụp-cho biết: Trước đây, nhiều người mắc bệnh phong nên tỷ lệ hộ nghèo ở làng Đak Pơ Nan rất cao. Vì vậy, huyện và xã đã tranh thủ nguồn lực từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách địa phương để hỗ trợ về sinh kế, cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân.

Cùng với đó, xã cũng huy động các đoàn thể kêu gọi thêm nguồn lực hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân vào dịp lễ, Tết. Từ năm 2022 đến nay, làng có 45 hộ được hỗ trợ heo giống; 6 hộ được cấp đất và xây nhà ở; 5 hộ được hỗ trợ mua bồn nước. Ngoài ra, làng cũng được hỗ trợ sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng và bê tông hóa 3 tuyến đường với tổng kinh phí gần 1,3 tỷ đồng.

“Với sự hỗ trợ của các cấp, đời sống vật chất, tinh thần của người dân làng Đak Pơ Nan được cải thiện rõ rệt. Qua rà soát, làng còn 29 hộ nghèo, chiếm 32,9%, giảm 51,14% so với cuối năm 2021.

Thời gian tới, xã tiếp tục tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ sinh kế cho người dân; đồng thời, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng các công trình hạ tầng, nhất là các công trình giao thông đã xuống cấp nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và phát triển kinh tế”-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Thụp thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.