Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Bà Cảm cho biết: “Gia đình tôi có 3 ha cà phê. Người dân trong xã cũng trồng cà phê rất nhiều. Thế nhưng lâu nay, hầu hết bà con chỉ bán sản phẩm thô, giá trị kinh tế mang lại không cao. Trong khi đó, huyện đang chú trọng phát triển kinh tế theo hình thức chế biến sâu, tăng giá trị nông sản, nhất là các sản phẩm từ cà phê. Vì thế, tôi nghĩ nếu có thể chế biến cà phê thành những sản phẩm chất lượng, không chỉ nâng cao giá trị mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương”.

Nghĩ là làm, sau khi tìm tòi, nghiên cứu kỹ những kiến thức về chế biến cà phê, năm 2018, bà Cảm quyết định vay ngân hàng 500 triệu đồng để đầu tư máy móc, thiết bị và xây dựng nhà xưởng, mở cơ sở rang xay cà phê. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm chế biến và cách giới thiệu nên sản phẩm chưa được nhiều người biết đến.

Với sự kiên trì và đam mê, bà đã không ngừng học hỏi, đồng thời đầu tư thêm máy móc hiện đại, nghiên cứu mẫu mã bao bì để tạo ra các sản phẩm cà phê chất lượng cao.

“Năm 2019, tôi đưa ra thị trường sản phẩm cà phê mang tên Coffee Phát Huy. Để đảm bảo chất lượng, tôi đến từng vườn thu mua cà phê chín rồi tự tay phơi và chế biến thành phẩm. Tôi không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng nên trong hơn 1 năm đầu, tôi vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm”-bà Cảm chia sẻ.

2.jpg
Bà Nguyễn Thị Cảm bên các sản phẩm cà phê rang xay mang thương hiệu Coffee Phát Huy. Ảnh: Đ.L

Không chỉ dừng lại ở cà phê hạt rang mộc và cà phê bột nguyên chất, bà Cảm còn sáng tạo ra dòng cà phê bột “mix” độc đáo, kết hợp tinh tế giữa các loại cà phê Robusta, Arabica, Cherry mang đến hương vị đa dạng, chinh phục khẩu vị của người tiêu dùng. Đến nay, cả 3 sản phẩm đều đạt chứng nhận OCOP 3 sao và Coffee Phát Huy đạt chứng nhận “Bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu” của tỉnh năm 2021.

“Những ngày đầu, tôi rong ruổi cùng chiếc xe máy mang ba lô căng phồng cà phê đến gõ cửa từng quán tạp hóa, quán cà phê chào mời mua thử sản phẩm. Sau khoảng 2 năm, sản phẩm của tôi dần có chỗ đứng trên thị trường và được nhiều khách hàng liên hệ đặt hàng”-bà Cảm cho hay.

Mỗi tháng, cơ sở của bà Cảm xuất xưởng khoảng 5-6 tạ cà phê với mức giá trong khoảng 180-350 ngàn đồng/kg tùy loại. Với lượng khách hàng ổn định, mỗi năm, cơ sở đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng.

Là một trong những khách hàng quen thuộc, chị Trần Thị Huyền-Chủ quán cà phê tại xã Thăng Hưng (huyện Chư Prông) cho biết: “Từ năm 2019, tôi đã “phải lòng” hương vị của Coffee Phát Huy. Kể từ khi đưa loại cà phê này vào bán tại quán, lượng khách tăng gấp đôi so với trước. Ai uống xong cũng tấm tắc khen ngon, nhiều người còn mua về dùng hoặc làm quà tặng”.

cac-san-pham-ca-phe-da-co-mat-tai-nhieu-cua-hang-cho-va-cac-kenh-phan-phoi-truc-tuyen-anh-nvcc.jpg
Các sản phẩm cà phê đã có mặt tại nhiều cửa hàng, chợ và các kênh phân phối trực tuyến. Ảnh: NVCC

Không chỉ xây dựng được dòng cà phê riêng, bà Cảm còn tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương. Anh Ngô Thanh Sang (thôn Thanh Giáo) chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ làm nông nghiệp theo mùa vụ, thu nhập bấp bênh. Từ khi làm việc tại xưởng của bà Cảm, tôi có công việc ổn định, thu nhập tốt hơn”.

Với mong muốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, hiện nay, bà Cảm tiếp tục nghiên cứu để cho ra thị trường các sản phẩm cà phê mới. Theo đó, dự kiến trong năm nay, bà sẽ cho ra mắt sản phẩm cà phê bột Phát Huy Robusta và các sản phẩm khác. Đồng thời, áp dụng công nghệ vào quản lý sản xuất và phân phối, hướng tới việc bán hàng trực tuyến và quảng bá sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử.

“Ở tuổi của tôi, việc tiếp cận công nghệ là thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của chồng con và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước nên tôi đã nắm bắt được các quy trình và tự tin đưa sản phẩm của mình tiếp cận khách hàng qua các nền tảng trực tuyến như TikTok, Shopee”-bà Cảm cho biết thêm.

00:00 / 00:00
Bà Nguyễn Thị Cảm-Chủ Hộ kinh doanh Quốc Huy chia sẻ hành trình làm giàu ở tuổi U60. Thực hiện: Đồng Lai

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.