Khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Nam Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 25-7, tại Khu Công nghiệp Nam Pleiku (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê), Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê tổ chức lễ khởi công xây dựng hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải giai đoạn I, thuộc dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Nam Pleiku-tỉnh Gia Lai”.
Các đại biểu dự lễ khởi công. Ảnh: Hồng Thương

Các đại biểu dự lễ khởi công. Ảnh: Hồng Thương

Dự buổi lễ có ông Nguyễn Hữu Quế-Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở: Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Chư Sê, Chư Prông.

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Nam Pleiku được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1118/QĐ-TTg ngày 3-9-2019 với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 476,62 tỷ đồng trên diện tích 191,55 ha và được UBND tỉnh quyết định thành lập Khu Công nghiệp (tại Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 27-9-2019) với diện tích quy hoạch là 199,55 ha do Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê làm chủ đầu tư.

Từ khi có quyết định chủ trương đầu tư, bên cạnh triển khai làm các thủ tục pháp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trên cơ sở kế hoạch đầu tư được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam duyệt, Công ty đã triển khai nhiều công trình, hạng mục quan trọng. Riêng năm 2023, Công ty triển khai 9 hạng mục với tổng kinh phí đầu tư 133 tỷ đồng, gồm: Hệ thống xử lý nước thải-giai đoạn 1; hệ thống giao thông, thoát nước tuyến đường D4; hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy; hệ thống mương thoát nước ngoại biên; san nền và hồ điều hòa; hồ điều tiết ngoài khu công nghiệp; tuyến cống thoát nước thải; hệ thống cấp điện cho dự án (do Công ty Điện lực Gia Lai đầu tư); công tác giải phóng mặt bằng.

Theo đó, Hệ thống xử lý nước thải-giai đoạn I có quy mô công suất xử lý nước thải là 2.000 m3/ngày, đêm. Tổng kinh phí đầu tư hơn 30 tỷ đồng với 11 hạng mục, gồm: hầm bơm; cụm bể xử lý; mương đo lường; hồ sự cố; bể thu nước dư; cụm nhà điều hành, phòng thí nghiệm, nhà nghỉ nhân viên; cụm nhà kho hóa chất, pha hóa chất và nhà ép bùn; nhà bảo vệ; nhà quan trắc; mương quan trắc; nhà để xe.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Hồng Thương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Hồng Thương.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế chúc mừng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê và Khu Công nghiệp Nam Pleiku đã hoàn thiện hồ sơ để Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cấp phép xây dựng hệ thống xử lý nước thải, giai đoạn I. Với việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trị giá hơn 30 tỷ đồng là sự cam kết của Tập đoàn, Công ty đối với việc đầu tư hạ tầng tại khu công nghiệp và đây là 1 trong những hạng mục quan trọng, góp phần đưa Khu Công nghiệp Nam Pleiku sớm đi vào hoạt động.

Phó Chủ tịch UBND cũng nhấn mạnh, hiện nay, các nhà đầu tư rất quan tâm đến việc đầu tư các nhà máy chế biến vào địa bàn tỉnh, UBND tỉnh cũng sẽ cấp chủ trương đầu tư xây dựng một số cụm công nghiệp tại Đak Đoa, Đak Pơ, Mang Yang, Ia Grai. Do đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong thời gian tới, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê trong việc xây dựng các cơ chế chính sách, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư. Qua đó, làm cơ sở để tỉnh triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp khác.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cùng đại diện các sở, ngành và lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê thực hiện nghi thức khởi công công trình. Ảnh Hồng Thương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cùng đại diện các sở, ngành và lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê thực hiện nghi thức khởi công công trình. Ảnh Hồng Thương

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Như Trình-Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh cũng cho rằng việc khởi công xây dựng dự án Hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 với công suất thiết kế là 2.000 m3/ngày, đêm là bước đầu để chủ đầu tư hoàn thành công trình hạ tầng thiết yếu đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp này. Để thực hiện tốt dự án đề ra, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát, các phòng chuyên môn Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm việc nghiêm túc, khách quan, vô tư; hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đúng tiến độ, chất lượng, sớm hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null