Khoa học chỉ ra tư thế ngủ có thể gây hại, người lớn tuổi nên tránh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nghiên cứu mới vừa được trình bày tại Hội nghị quốc tế của Hiệp hội Alzheimer năm 2024 đã phát hiện ra mối liên hệ giữa tư thế ngủ nằm ngửa và thoái hóa thần kinh - tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi.

Từ nằm nghiêng, nằm sấp cho đến ngủ nằm ngửa, mỗi người có một tư thế ngủ yêu thích.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy tư thế ngủ nằm ngửa gây ra một số tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe bao gồm huyết áp cao và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và cả người bị trào ngược dạ dày thực quản về đêm hoặc đang mang thai. Giờ đây, một nghiên cứu mới còn phát hiện thêm tác hại khác của tư thế ngủ này.

.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ nằm ngửa gây ra một số tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe. Ảnh: Pexels

Nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ nằm ngửa gây ra một số tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe. Ảnh: Pexels

Nghiên cứu mới bắt nguồn từ nghiên cứu năm 2019 đã phát hiện ra rằng ngủ hơn 2 tiếng mỗi đêm ở tư thế nằm ngửa làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh, theo chuyên trang y tế Medical News Today.

Nghiên cứu mới do nhóm các nhà khoa học từ Đại học California San Francisco, Trường Y - khoa học Mayo Clinic (Mỹ) và Bệnh viện đa khoa Saint Mary ở Toronto (Canada), bao gồm những người bị suy giảm nhận thức nhẹ, liệt trên nhân tiến triển - một bệnh thoái hóa thần kinh khởi phát muộn, bệnh Parkinson, chứng mất trí nhớ Alzheimer và một nhóm đối chứng.

Những người tham gia được đeo thiết bị để tính toán số giờ ngủ ở tư thế nằm ngửa mỗi đêm, đồng thời đánh giá 9 dấu hiệu sinh học về giấc ngủ nhằm phân biệt nguy cơ mắc các rối loạn thoái hóa thần kinh.

Ngủ nằm ngửa hơn 2 tiếng có liên quan đến tình trạng thoái hóa thần kinh

Kết quả đã phát hiện ra rằng những người ngủ nhiều hơn 2 tiếng ở tư thế nằm ngửa đã mắc 4 tình trạng thoái hóa thần kinh so với nhóm đối chứng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này cung cấp thêm bằng chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa ngủ nằm ngửa và thoái hóa thần kinh ở bệnh Alzheimer, Parkinson và suy giảm nhận thức nhẹ.

Ngủ hơn 2 tiếng mỗi đêm ở tư thế nằm ngửa làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh. Ảnh minh họa: Pexels

Ngủ hơn 2 tiếng mỗi đêm ở tư thế nằm ngửa làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh. Ảnh minh họa: Pexels

Tại sao ngủ nằm ngửa có thể làm tăng nguy cơ?

Các nhà nghiên cứu giải thích: Khi ngủ nằm ngửa, quá trình xả độc thần kinh kém hiệu quả hơn so với khi ngủ nghiêng do sự khác biệt về cách máu tĩnh mạch trở về tim từ não. Ngoài ra, ngủ ngửa gây ra chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng gián đoạn giấc ngủ liên tục cũng góp phần tích tụ độc tố thần kinh. Nghiên cứu mới cho thấy quá trình thanh thải độc tố thần kinh không hiệu quả do ngủ ngửa trong nhiều năm góp phần gây thoái hóa thần kinh.

Một số nghiên cứu mới nổi cho thấy rằng ngủ ở tư thế nằm nghiêng có thể giúp não loại bỏ các chất thải, về mặt lý thuyết có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh, các tác giả nói thêm.

Tóm lại, mặc dù tư thế ngủ rất quan trọng đến sức khỏe não bộ nhưng điều quan trọng hơn là ưu tiên vệ sinh giấc ngủ tốt và các yếu tố lối sống nói chung để giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh, theo Medical News Today.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.