Lợi ích bất ngờ của giấc ngủ ngắn trước khi tập gym

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi thì việc tiếp tục tập gym là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu.

Vì lúc đó, cơ thể đang rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải và cảm giác như không đủ năng lượng để vận động. Một giấc ngủ ngắn trước khi tập sẽ thực sự có lợi. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý cách thức và thời lượng ngủ.

Chuẩn bị không gian ngủ rất quan trọng. Nơi bạn ngủ cần là căn phòng hơi tối, yên tĩnh, có nhiệt độ mát mẻ và thoải mái. Điều kiện này sẽ giúp chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Một giấc ngủ ngắn 20-30 phút trước khi tập gym có thể giúp cơ thể thức dậy với trạng thái tràn đầy sinh lực. Ảnh: PEXELS

Một giấc ngủ ngắn 20-30 phút trước khi tập gym có thể giúp cơ thể thức dậy với trạng thái tràn đầy sinh lực. Ảnh: PEXELS

Thời gian lý tưởng nhất trong ngày để có giấc ngủ ngắn là trong khung giờ từ 13 đến 16 giờ chiều. Tuy nhiên, với nhiều người, ngủ trong khung giờ này là khó thực hiện. Tuỳ tính chất công việc mà nhiều người chỉ có thể trở về nhà sau 17 giờ.

Thời lượng ngủ tốt nhất để phục hồi sức khỏe, chuẩn bị cho buổi tập gym là từ 20 đến 30 phút. Khoảng thời gian này vừa đủ để giảm mệt mỏi nhưng đồng thời cũng không làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Để giúp chúng ta dậy đúng giờ mà không ngủ quá 30 phút, đặt đồng hồ báo thức là một trong những biện pháp tốt nhất. Ngoài ra, trước khi ngủ, mọi người có thể uống một tách cà phê. Caffein trong cà phê có tác dụng giúp tỉnh táo nhưng cần đến 15 phút mới có tác dụng.

Do đó, sau khi ngủ khoảng 20 đến 30 phút, chúng ta thức dậy cũng là lúc mà caffein đã phát huy hiệu quả. Không những vậy, nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy caffein còn có thể giúp cải thiện hiệu suất vận động khi chơi thể thao.

Đặc biệt, giấc ngủ ngắn không nên kéo dài quá 30 phút. Nguyên nhân là do ngủ quá thời lượng này sẽ dễ gây ra quán tính giấc ngủ. Tình trạng này làm cơ thể cảm thấy buồn ngủ, lảo đảo, hơi ê ẩm đầu khi thức dậy.

Vì khi giấc ngủ ngắn kéo dài quá 30 phút, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn ngủ sâu. Khi đến giai đoạn này, cơ thể không chỉ khó thức dậy mà còn cảm thấy uể oải và chỉ muốn ngủ tiếp.

Với những trường hợp có thói quen tập gym vào buổi sáng, cụ thể là từ trong khung giờ từ 9 đến 12 giờ, thì một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa cũng rất có lợi. Khi thức dậy, bạn có thể sẽ cảm thấy cơ thể tràn đầy sinh lực.

Nếu cơ thể cảm thấy mệt mỏi cả ngày, kéo dài suốt nhiều tháng, gây ảnh hưởng không chỉ đến lịch tập luyện mà còn cả các hoạt động khác thì cần sớm gặp bác sĩ để khám và có cách can thiệp phù hợp, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.