Khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ngày 9-3, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công điện khẩn số 02/CĐ-UBND về triển khai các biện pháp cấp bách để phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh.

Theo thông tin thu nhận được từ hệ thống cảnh báo cháy rừng, thời tiết trên địa bàn tỉnh đang trong thời kỳ cao điểm mùa khô. Tính đến ngày 6-3-2023, đã có 13/17 huyện, thị xã, thành phố đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Thời gian vừa qua, địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra 2 vụ cháy cây trồng chưa thành rừng tại huyện Phú Thiện và Chư Pưh.

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang) phối hợp với các tổ nhận khoán đốt thực bì có điều khiển. Ảnh: Phương Vi

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang) phối hợp với các tổ nhận khoán đốt thực bì có điều khiển. Ảnh: Phương Vi

Để chủ động các biện pháp PCCCR, giảm thiểu tối đa cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương; các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác PCCCR mùa khô 2022-2023.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn theo quy định của pháp luật, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3-1-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện, UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR; vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp an toàn về PCCCR, quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy; kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ dân về kỹ thuật xử lý thực bì trong sản xuất nương rẫy không để xảy ra cháy lan vào rừng.

Chỉ đạo tăng cường hoạt động của Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện, nhất là việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp xã và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn trong việc thực hiện trách nhiệm của chủ rừng về PCCCR theo đúng quy định. Bố trí lực lượng trực 24/24 giờ, tổ chức tuần tra tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn; thường xuyên theo dõi, tiếp nhận và xử lý thông tin các điểm cháy trên hệ thống cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm (http://kiemlam.org.vn) và hệ thống phát hiện sớm cháy rừng “Hotspot GLA”, “Gia Lai FFW” để kiểm tra, xác minh, tổ chức chữa cháy kịp thời khi có cháy rừng xảy ra; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác PCCCR theo quy định.

Chỉ đạo UBND cấp xã yêu cầu các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thông báo thời gian đốt xử lý thực bì trồng rừng và đốt nương làm rẫy cho UBND cấp xã, đơn vị chủ rừng ở gần biết để theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn nhằm kiểm soát quá trình sử dụng lửa trong xử lý đốt thực bì.

Các địa phương đã xảy ra cháy trong thời gian qua chỉ đạo Công an huyện, Hạt Kiểm lâm và các đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân gây cháy, đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về PCCCR trong Nhân dân; chỉ đạo các đơn vị chủ rừng triển khai phục hồi, trồng lại rừng trên diện tích đã bị cháy.

Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thường xuyên dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng 3 lần/tuần trong suốt thời gian cao điểm của mùa khô; tổ chức lực lượng canh trực 24/24 giờ, nắm chắc thông tin cháy rừng, theo dõi cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng để phát hiện sớm các điểm cháy nhằm huy động lực lượng chữa cháy kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, nhất là đối với diện tích rừng trồng có nguy cơ xảy ra cháy cao; chuẩn bị lực lượng, dụng cụ, phương tiện theo phương án PCCCR của đơn vị; tăng cường công tác tuần tra, canh gác 24/24 giờ tại các khu rừng trọng điểm dễ cháy, phát hiện sớm cháy rừng, kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ dập tắt cháy rừng ngay khi mới phát sinh trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn trên diện rộng. Thông tin ngay về Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện để kịp thời ứng cứu, chữa cháy kịp thời.

Các đơn vị chủ rừng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; theo dõi và nắm chắc diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao quản lý; tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn, nhất là các khu vực trọng điểm và diện tích rừng trồng của đơn vị có nguy cơ xảy ra cháy cao.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR cho cộng đồng dân cư, vận động người dân ký cam kết an toàn lửa rừng, phát tài liệu, tranh tuyên truyền, đóng các bảng nội quy, pa nô... về công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.

Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân khi đốt nương rẫy, thực bì để chuẩn bị canh tác xung quanh rừng, gần rừng không để lửa cháy lan vào rừng, thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn về PCCCR; kiểm soát chặt chẽ các đối tượng ra vào các khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao; kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cộng đồng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR.

Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của chủ rừng về PCCCR theo quy định.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra cháy rừng trên địa bàn mà không có biện pháp ngăn chặn, chữa cháy và báo cáo kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.