Gia Lai tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 13-2, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 304/UBND về tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2022-2023.

Theo thông tin thu nhận được từ hệ thống cảnh báo cháy rừng, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đang trong thời kỳ cao điểm của mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng thường xuyên ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

Ban Quản lý rừng Phòng hộ Chư Mố tuyên truyền cho người dân về PCCCR. Ảnh: Trần Đức

Ban Quản lý rừng Phòng hộ Chư Mố tuyên truyền cho người dân về PCCCR. Ảnh: Trần Đức

Để chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh tuyệt đối không chủ quan, lơ là; tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về PCCCR.

Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, giám sát UBND cấp xã, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị; chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể của huyện, UBND cấp xã và các đơn vị liên quan tập trung nguồn lực, chủ động và quyết liệt trong tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR.

Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện; rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chủ động sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng theo đúng phương châm “4 tại chỗ”; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp xã và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn thực hiện các biện pháp an toàn về PCCCR; bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra để phát hiện sớm lửa rừng tại các khu vực trọng điểm cháy, theo dõi thông tin trên hệ thống cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm (http://kiemlam.org.vn) và hệ thống phát hiện sớm cháy rừng “Hotspot GLA”, “Gia Lai FFW” để kiểm tra, xác minh các điểm cháy.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lấn chiếm đất rừng, chặt phá, khai thác rừng, mua, bán lâm sản, động vật hoang dã trái pháp luật và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không đúng quy định pháp luật; kiên quyết không để xảy ra các “điểm nóng” về phá rừng, khai thác rừng, mua, bán, chế biến lâm sản trái pháp luật.

Lực lượng chức năng thị xã Ayun Pa diễn tập PCCC rừng. Ảnh: Trần Đức

Lực lượng chức năng thị xã Ayun Pa diễn tập PCCC rừng. Ảnh: Trần Đức

Chủ tịch UBND cấp huyện nếu không triển khai thực hiện hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra phá rừng, khai thác lâm sản trái phép hoặc cháy rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật.

Cùng với đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu; chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng; tổ chức điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng (nếu có) để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Các sở, ngành, địa phương, đơn vị, UBND cấp huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.