Khai thác tiềm năng ngành chăn nuôi bò sữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta có nhiều tín hiệu khởi sắc: Giai đoạn 2016 - 2018, đàn bò đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,09%/năm, nhiều chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất tới tiêu dùng phát triển hiệu quả.
 
Nông dân huyện Ba Vì (Hà Nội) chăm sóc đàn bò sữa. Ảnh: ANH ĐẠT
Năm 2018, tổng doanh thu của ngành sữa là 109 nghìn tỷ đồng. Việt Nam vươn lên đứng thứ tư về năng suất của đàn bò vắt sữa, xếp thứ sáu về sản lượng sữa trong các nước châu Á. Tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng sẵn có, cần thực hiện các giải pháp hữu hiệu hơn trong thời gian tới.
Những tín hiệu vui
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tống Xuân Chinh, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta hiện tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ (98 nghìn con, chiếm hơn 33% tổng đàn) và ở các địa phương: Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Hà Nội... Trong đó, số lượng bò sữa nuôi tại các nông hộ là gần 200 nghìn con, chiếm hơn 70% tổng đàn, năng suất sữa trung bình của đàn bò vắt sữa đạt hơn 5.000 kg/con/năm, cao hơn tại một số nước: Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Ukraine. Mục tiêu đến năm 2025, tổng đàn bò sữa nước ta sẽ đạt hơn 500 nghìn con, sản lượng sữa đạt từ 1,8 triệu tấn đến 2 triệu tấn; đến năm 2030 có 700 nghìn con và đạt hơn hai triệu tấn sữa.
Liên kết sản xuất giữa người chăn nuôi bò sữa với các doanh nghiệp (DN) chế biến ngày càng gắn kết, một số tỉnh, thành phố đã tổ chức sản xuất sữa theo chuỗi liên kết khá tốt. Đơn cử như tại Hà Nội, xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm sữa IDP thực hiện bởi Công ty cổ phần Sữa quốc tế, với gần 3.000 hộ nuôi bò sữa được công ty ký bao tiêu sản phẩm. Còn ở TP Hồ Chí Minh, liên kết chuỗi giá trị được hình thành thông qua hợp tác xã (HTX) như: Các HTX chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội, Thành Công (huyện Củ Chi), HTX Tiến Thành, HTX nông nghiệp Hòa Lộc, được thành lập dựa trên nhu cầu hợp tác tiêu thụ sữa của các hộ nuôi bò sữa.
Tại Cần Thơ, đã thành lập HTX chăn nuôi bò sữa Long Hòa liên kết sản xuất với Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Nhà máy Sữa Cần Thơ thu mua 70 đến 80% lượng sữa cho bà con; số sữa còn lại, xã viên tự tiêu thụ hoặc chế biến các sản phẩm khác bán ra thị trường. Nhờ vậy người nông dân có thu nhập ổn định, có thể làm giàu từ nuôi bò sữa. Một số cơ sở chăn nuôi bò sữa đã áp dụng công nghệ cao như hệ thống chuồng mát tự động theo các tiêu chuẩn quốc tế Global GAP ISO 9001, trang trại hữu cơ áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu của TH True milk, Vinamilk. Thực tế cho thấy, sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam được người tiêu dùng trong nước và nhiều nước trong khu vực tin dùng. Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Văn Duy cho biết, hiện nay sữa của Việt Nam đã xuất khẩu tới 46 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó thị trường các nước Trung Đông chiếm hơn 70% lượng sữa.
Theo các chuyên gia, bên cạnh những mặt làm được, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta vẫn còn một số bất cập cần khắc phục. Đó là, quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa thực hiện còn chậm, diện tích đất canh tác để trồng cỏ cho bò còn ít. Việc chế biến thức ăn thô, xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho bò sữa còn khó khăn; chưa thiết lập được hệ thống về kiểm soát chất lượng sữa tươi nguyên liệu và sữa thành phẩm; thiếu công nghệ bảo quản và chế biến sữa ở cả nông hộ và trang trại. Một số công ty, tập đoàn: TH True milk, Vinamilk, Mộc Châu... đã đầu tư lớn cho bò sữa, song sản lượng sữa tươi nguyên liệu chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chăn nuôi nông hộ vẫn là chủ yếu, quy trình chăn nuôi chưa khép kín, khiến các hộ nuôi bò gặp khó khăn.
Mặt khác, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với sữa nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều nước, hiện các công ty chế biến sữa áp dụng nghiêm ngặt các chỉ tiêu kỹ thuật, do đó khâu kiểm tra chất lượng phụ thuộc vào các trạm thu gom, nhưng khi có sự cố phát sinh, hộ chăn nuôi phải tự xử lý, thêm tốn kém. Ông Nguyễn Văn Bưởi (huyện Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ: Chăn nuôi bò sữa khá vất vả, có thời điểm giá thức ăn, con giống tăng cao, chi phí xây chuồng trại, hệ thống làm mát tốn kém… ảnh hưởng hiệu quả kinh tế vì vậy nhiều hộ dân chưa mặn mà. Trong khi đến mùa đông, do lượng tiêu thụ giảm, DN hạn chế thu mua sữa, đôi khi còn thanh toán chậm khiến chúng tôi phải chật vật tìm “đầu ra”, dẫn đến việc thiếu vốn trong tái đầu tư mở rộng sản xuất.
Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu
Để gỡ những “nút thắt” nêu trên, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nuôi bò, nhiều ý kiến cho rằng, cần lập kế hoạch quỹ đất cho chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò. Tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chế biến và kinh doanh ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị. Cần nhập khẩu về các giống bò tốt nhất của những nước phát triển để chuyển giao, thực hiện Chương trình lai tạo bò sữa nhằm bình tuyển đánh giá cho đàn hạt nhân và lai tạo với tinh bò sữa năng suất cao chuyển cho các vùng có điều kiện nuôi và chế biến sữa. Tiếp thu công nghệ tiên tiến của các quốc gia khác để ứng dụng vào sản xuất, chế biến; chọn lọc, đánh giá, đeo số tai, sổ giống, áp dụng tin học trong quản lý đàn bò. Kiên quyết thải loại những cá thể bò có năng suất thấp, khả năng sinh sản và nhân giống kém. Tăng cường xây dựng thương hiệu cho chăn nuôi bò sữa.
Cùng với đó, khuyến khích DN đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn TMR (thức ăn trộn hỗn hợp) và thức ăn bổ sung, nhân rộng các mô hình chế biến thức ăn TMR để bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng và từng bước nâng cao chất lượng cũng như năng suất đàn bò sữa. Chuyển đổi một phần diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ - thức ăn chính trong chăn nuôi bò. Ngoài ra, để bảo đảm lợi ích của người chăn nuôi, các nhà máy chế biến sữa cần thu mua sản phẩm với giá hợp lý theo nguyên tắc cùng có lợi. Đồng thời, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sữa bảo đảm sự minh bạch và công khai. Tuyên truyền, vận động các hộ dân nuôi bò sữa theo vùng, xã trọng điểm nhằm hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường.
Trao đổi thêm về vấn đề này, theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Do đó, cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp, phù hợp thực tế địa phương, gắn chăn nuôi với chế biến đa dạng hóa để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai gần.
Anh Quang (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.