Thuê bao quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp:

Khách hàng hưởng lợi ích kép

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Thời gian qua, Công ty Điện lực Gia Lai đã triển khai dịch vụ thuê bao quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp (TBA) nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng.

Ông Võ Công Hiền-cán bộ phụ trách truyền thông Công ty Điện lực Gia Lai-cho biết: Trong quá trình vận hành, do tác động của thời tiết hoặc vì lưới điện vận hành lâu năm nhưng không được bảo dưỡng thường xuyên nên gây ra những sự cố không mong muốn trên đường dây, TBA thuộc sở hữu của khách hàng. Để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đảm bảo nguồn điện ổn định, các điện lực trực thuộc đã chủ động thông tin chi tiết về những lợi ích cũng như sự cần thiết khi sử dụng dịch vụ thuê bao quản lý vận hành đường dây và TBA do Công ty cung cấp. “Khi sử dụng dịch vụ này, đường dây và TBA của khách hàng sẽ được quản lý vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy trình, quy định. Thông qua kiểm tra, ngành kịp thời phát hiện các mối nguy tiềm ẩn, từ đó có phương án xử lý phù hợp nhằm đảm bảo an toàn về tài sản cho khách hàng”-ông Hiền cho hay.

Nói về điều này, ông Trần Như Thọ-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (thị xã An Khê) cho biết: “Công ty đang sử dụng điện qua 7 TBA với tổng công suất 4.857 kVA. Hàng tháng, đơn vị sử dụng khoảng 1,2 triệu kWh điện, tương đương với hơn 3 tỷ đồng. Điện lực Mang Yang thường xuyên làm việc với chúng tôi về tình hình sản xuất, đồng thời tiến hành kiểm tra định kỳ các thiết bị để đảm bảo dòng điện an toàn, liên tục, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh”.

 Khách hàng hưởng lợi ích kép  ảnh 1

Công nhân Điện lực Gia Lai kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng các TBA. Ảnh: Hà Duy

Còn ông Trình Văn Nhị-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Tiến Tường (huyện Kbang) thì chia sẻ: “Trước đây, việc sửa chữa, bảo dưỡng đường dây và TBA mất khá nhiều thời gian. Từ ngày Điện lực Kbang quản lý vận hành, tôi thấy yên tâm hơn hẳn. Định kỳ hàng tháng có nhân viên đến kiểm tra, thông báo các khiếm khuyết cần khắc phục, sửa chữa, các thiết bị đến kỳ hạn phải kiểm định để đảm bảo an toàn vận hành”.

Thông tin về công tác quản lý trên địa bàn, ông Ngô Văn Toàn-Giám đốc Điện lực Kbang-cho hay: “Tính đến cuối năm 2022, đơn vị đã ký hợp đồng thuê bao quản lý vận hành với 40 khách hàng, chiếm 95,2% số khách hàng có TBA. Theo hợp đồng đã ký kết, định kỳ hàng tháng, đơn vị tiến hành kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng các TBA chuyên dùng; kịp thời thông báo các khiếm khuyết (nếu có) để khách hàng bố trí lịch sản xuất kinh doanh khi xử lý nguy cơ tiềm ẩn về sự cố. Chúng tôi luôn nỗ lực giảm thiểu thời gian ngừng cung cấp điện, tránh thiệt hại trong sản xuất kinh doanh cho khách hàng”.

Điện lực Phú Thiện hiện quản lý 167,3 km đường dây 22 kV và 261,4 km đường dây 0,4 kV với 159 TBA; trong đó có 45 TBA và 28,8 km đường dây 22 kV là tài sản của khách hàng. Ông Nguyễn Công Nguyện-Trưởng phòng Kinh doanh (Điện lực Phú Thiện) chia sẻ: “Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như nhận thấy rõ lợi ích thiết thực do ngành điện mang lại, đến nay, 30 khách hàng ký hợp đồng với đơn vị và được cung cấp các dịch vụ tốt nhất góp phần đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống lưới điện”.

Hiện tại, Công ty Điện lực Gia Lai quản lý vận hành 27 TBA 110 kV với tổng dung lượng 1.253 MVA; 13 TBA trung gian với tổng dung lượng 72,5 MVA; gần 5.530 TBA phân phối với tổng dung lượng khoảng 1.478 MVA, cấp điện cho 17 huyện, thị xã, thành phố và nước bạn Campuchia. Với hàng ngàn khách hàng ký hợp đồng thuê bao quản lý vận hành đường dây và TBA, Công ty đã kịp thời ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra, không để ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện. Điều này đã đem lại lợi ích kép cho khách hàng khi vừa kéo dài tuổi thọ đường dây và TBA, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Cơ hội kinh doanh tín chỉ carbon rừng

(GLO)- Sáng 27-3, tại TP. Pleiku, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phục hồi rừng tại Gia Lai góp phần thúc đẩy kinh doanh tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng công nghệ số

Hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng công nghệ số

(GLO)- Thông qua những chương trình tập huấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh được tiếp cận các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và mạng xã hội, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, thúc đẩy kinh doanh phát triển trong thời đại kinh tế số.

Giá gỗ keo giảm mạnh, nông dân ngừng thu hoạch

Giá gỗ keo giảm mạnh, nông dân ngừng thu hoạch

(GLO)- Sau khi đạt đỉnh 1,8 triệu đồng/tấn cách đây vài tháng, giá gỗ keo trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tục giảm mạnh xuống mức 1,1-1,2 triệu đồng/tấn. Giá giảm nhưng tiền thuê nhân công thu hoạch và chi phí vận chuyển tăng nên người trồng keo ở huyện Kông Chro đã tạm ngưng thu hoạch để chờ giá lên cao.

An Khê nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư

An Khê nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư

(GLO)- Nghiên cứu xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư dựa trên tiềm năng, lợi thế hiện có là cách mà thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đang triển khai nhằm tăng tính hiệu quả bền vững trong thu hút đầu tư.

Krông Pa nâng tầm thương hiệu thuốc lá

Krông Pa nâng tầm thương hiệu thuốc lá

(GLO)- Cùng với việc áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đang xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thuốc lá với các doanh nghiệp, đồng thời, áp dụng công nghệ lò sấy mới để hạn chế việc sấy bằng củi rừng, hướng đến phát triển bền vững 2.500 ha thuốc lá vào năm 2025.