Keng Loóng và Lễ hội Xên Mường là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Keng Loóng là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu, đặc biệt trong các dịp lễ hội như: Lễ mừng cơm mới, Lễ Xên bản, Xên Mường, Lễ Chá Chiêng...
Người Thái ở Mai Châu trình diễn Keng Loóng trong các dịp lễ hội truyền thống của dân tộc. (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)

Người Thái ở Mai Châu trình diễn Keng Loóng trong các dịp lễ hội truyền thống của dân tộc. (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)

Keng Loóng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, gắn liền với sự tồn tại, phát triển của người dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Tại Quyết định số 3436/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Keng Loóng vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Ngày 19/2, huyện Mai Châu đã tổ chức lễ đón nhận chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Keng Loóng và Lễ hội Xên Mường.

Theo các nghệ nhân dân gian, “Keng” là “gõ,” “Loóng” là chiếc máng bằng gỗ lớn, nhiều năm tuổi, đủ độ già, chắc chắn, tiếng vang, thanh. Người ta chọn cây to, thẳng, được chặt thành khúc, tùy theo người muốn làm Loóng to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau.

Keng Loóng là hành động cầm chày gõ vào máng trong lao động cũng như diễn tấu trong lễ nghi, tín ngưỡng. Mặt khác, có thể hiểu Keng Loóng là tổng thể những phương thức, hình thức, thủ pháp, kỹ thuật diễn tấu Keng Loóng.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Keng Loóng cho huyện Mai Châu. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Keng Loóng cho huyện Mai Châu. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)

Phương thức diễn tấu phổ biến nhất là những người gõ đứng thành từng đôi quay mặt vào nhau. Tập thể nhiều người cùng gõ đòi hỏi phải tuân theo những quy định chặt chẽ. Những người tham gia diễn tấu phải nắm vững quy định này, chỉ cần một người hoặc một đôi gõ sai là cả đội hình Keng Loóng sẽ lộn xộn.

Diễn tấu Loóng có thể ở nhiều tư thế như đứng thẳng, cúi khom lưng vừa phải, cúi khom lưng thấp xuống.

Có 5 động tác diễn tấu cơ bản là: giã (đâm thẳng đầu chày xuống giữa lòng Loóng hoặc thành Loóng ở phía đối diện người chơi); gõ (gõ cạnh đầu chày vào thành Loóng ở cùng phía người chơi); chọi (dùng hai cạnh của đầu chày chọi với nhau); dập (đặt chày nằm ngang Loóng dập xuống mặt Loóng); va (đặt chày nằm ngang Loóng rồi va hai chày vào nhau).

Keng Loóng xuất phát từ cuộc sống lao động của người Thái ở Mai Châu. Với người phụ nữ dân tộc Thái, giã gạo là việc làm thường xuyên, quen thuộc hằng ngày. Trong khi giã gạo, họ thường khua thêm vài nhịp chày vào thành luống hay gõ các chày với nhau, tạo nên những âm thanh vui tai, xua tan mọi phiền muộn, lo âu trong những ngày tháng lao động vất vả trên nương, rẫy.

Trải qua thời gian, các âm thanh dần dần thành bài, thành nhịp điệu rồi hình thành loại hình nghệ thuật được biểu diễn trong các dịp lễ.

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng Loóng mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Các yếu tố như tính cộng đồng, cộng cảm; sự gắn kết với thiên nhiên cùng kết cấu vật chất văn hóa cư trú làng, bản - nhà sàn; lễ thức, nghi lễ truyền thống luôn song hành cùng nhau làm nên nét độc đáo trong không gian sinh hoạt văn hóa Keng Loóng.

Keng Loóng có nhiều điệu như mừng cưới, mừng cơm mới, chọi gà, nhật thực... kết hợp với cồng, chiêng, trống, sạp tạo thành một âm hưởng rất riêng để tăng thêm không khí vui tươi, náo nức.

Keng Loóng là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu, đặc biệt trong các dịp lễ hội như: Lễ mừng cơm mới, Lễ Xên bản, Xên Mường, Lễ Chá Chiêng, Tết Nguyên đán...

Trong khi đó, Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái huyện Mai Châu là lễ hội dân gian truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng dân cư trong địa bàn huyện.

Lễ hội Xên Mường được tổ chức nhằm cầu mong thần nước phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi nhà no ấm, bản làng yên vui.

Ông Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, đánh trống khai hội Xên Mường. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)

Ông Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, đánh trống khai hội Xên Mường. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)

Lễ hội Xên Mường bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm với sự tham gia của người chủ tế - ông Mo.

Ngay sau phần lễ, người dân và du khách được hòa mình vào không gian lễ hội với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc.

Việc đưa tập quán xã hội và tín ngưỡng độc đáo Keng Loóng và Lễ hội Xên Mường vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia không chỉ khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình mà còn giúp huyện Mai Châu - chủ thể của di sản - có chính sách cụ thể để gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị và tăng cường quảng bá, giới thiệu, góp phần phát triển du lịch địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Chợ chiều Phú Túc

Chợ chiều Phú Túc

(GLO)-

Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Học ăn

Học ăn

(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Với mong muốn mang đến hương vị phong phú của các món ăn Việt Nam khác nhau đến với người dân Nam Phi, ngày 2/3, nhà hàng Obento tại thành phố Johannesburg đã tổ chức sự kiện Ẩm thực Việt Nam được đông đảo thực khách địa phương quan tâm.
“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.