Mắm cua đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc ở Pleiku, măng tre, cá, cua đồng, nấm rơm được bày bán khắp chợ làng, chợ tự phát. Tôi lại nhớ đến những thức món tự tay mẹ nấu, nhất là mắm cua đồng.

Mẹ tôi, một người phụ nữ thôn quê, gốc Bình Định chính hiệu. Vậy nên, các thức món bình dân do mẹ chế biến từ nguyên liệu sẵn có ngoài ruộng đồng rất ngon và bắt mắt. Trong đó, mắm cua đồng là món sở trường của mẹ.

Để có được nồi mắm, mẹ đội mưa từ sớm tinh mơ ngang dọc đồng làng ruộng cạn bỏ trống sau thu hoạch vụ để nhặt nhạnh từng con cua, con cá bám vào bờ cỏ, gốc rạ, ngược dòng nước đón mưa tìm thức ăn.

Mẹ lần theo bờ ruộng đồng sâu đưa bàn tay làn da thô ráp, chai sạn lần vào từng hang cua mặc kệ ma sát với lòng hang hẹp có thể trầy xước hay bị cua kẹp. Trong giỏ cua của mẹ có đôi ba con rô đồng, chạch tre, cá lóc cỡ nhỏ.

Cua đem về được ngâm bằng nước vo gạo, tiếp đến là dùng hỗn hợp nước ớt, củ sả tươi giã nhuyễn, rửa sạch, sau cùng thêm mấy lượt nước giếng. Mẹ ngồi tỉ mẩn tách mai, yếm từng con cua, cặm cụi lấy từng chút gạch vàng tươi cho vào thố sành.

Đến công đoạn giã cua, mẹ nhờ cha hoặc anh trai tôi cùng lời dặn không nên giã quá nhuyễn. Tuy thế, thi thoảng mẹ lại bảo dừng chày, đưa tay kiểm tra.

Theo kinh nghiệm của mẹ, cua giã quá nhuyễn sẽ cho nước cua có mùi hắc, kém ngon. Sau đó, mẹ ngồi gạn lọc lấy nước cua nhiều lần qua chiếc rá tre đan dày nhằm loại bỏ xác cua.

Nước cua đồng dùng làm mắm được hong dưới nắng, giữ qua đêm cho đến lúc “dậy mùi” nồng đậm thì mới đem đi nấu. Mẹ thẩm định mức độ “dậy mùi” nồi nước cua hoàn toàn bằng khứu giác, thị giác chứ không hề lượng hóa bởi thời gian, vì nước cua lên men tự nhiên còn phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời.

images3100440-123.jpg
Món bún mắm cua Gia Lai. Ảnh: Nhung Lương

Quan sát mẹ nấu mắm cua, tôi luôn nghĩ đó là cả một nghệ thuật. Phải hài hòa, nhịp nhàng, tinh tế đồng thời các công đoạn: giữ lửa với chất đốt từ rơm rạ/cây củi vườn nhà, vớt bọt, gia vị, thẩm định.

Nồi mắm cua thành phẩm của mẹ không thể thiếu nấm rơm mọc tự nhiên, thịt ba chỉ heo thái vuông sém cạnh, đọt măng non luộc chín, đọt lá sưng (một loài cây thân thảo, mọc thành bụi khá phổ biến nơi đất trống ở đồng bằng) bổ sung vào ở thời điểm thích hợp.

Nước mắm cua mẹ nấu có màu nâu sậm, sóng sánh váng mỡ, vị mặn nồng vừa tỏa vào không gian bếp lành lạnh mưa nồng hương thơm của mồ hôi mẹ, của ruộng đồng trù mật, của vườn nhà, làng quê yên bình.

Nước mắm cua chan với bún gạo tươi, cơm lúa mới nóng hổi kèm với con cá đồng nướng trui, ghém với rau sống có nhiều rau mùi, gia vị thêm chút nước mắm cá cơm nguyên chất tạo nên hương vị đặc trưng quyện hòa từ nước cua sánh đặc thơm nồng, vị nhẩn đắng của vòi măng, béo thơm của thịt heo, cá nướng…

Không ít lần đắm hồn mình trong không gian rả rích mưa, lay phay gió, tôi lại nhớ dáng mẹ lui cui trong gian bếp hẹp quyện tỏa khói, vọng tiếng cơm sôi lục bục, mùi thức ăn thơm lừng hương ký ức. Những lần như thế, tôi lại gọi điện cho chị gái, thăm hỏi chuyện nhà, rồi thế nào cũng ôn lại chuyện xưa cùng món mắm cua mẹ nấu.

Chợt thấy ấm lòng nét văn hóa ẩm thực quê hương, sức sáng tạo từ những con người bình dị, lối sống hài hòa với tự nhiên trong mọi bối cảnh đời sống hôm nay.

Đến nay, dòng sông ký ức trong chúng tôi vẫn cuồn cuộn chảy với hình bóng mẹ cả đời nhẫn nại, hy sinh.

Có thể bạn quan tâm

Mực một nắng nướng muối ớt. (Ảnh: Taste Atlas)

Mực một nắng lọt Top 10 món mực ngon nhất thế giới

(GLO)- Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas mới đây lại tiếp tục vinh danh món ăn Việt, đó là mực một nắng có nguồn gốc ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mực một nắng được xếp vị trí 10/33 món ngon nhất trên thế giới được chế biến từ mực, với 4,1/5 điểm.

Về phố biển 'đu trend' cuốn mực tươi rau muống

Về phố biển 'đu trend' cuốn mực tươi rau muống

Bánh tráng mỏng, con mực tươi căng, vài cọng rau muống, cuộn lại. Món ăn dân dã của người dân xứ biển miền Trung bỗng một ngày thành cơn sốt trên mạng xã hội đến tận bàn ăn. Từng nhà, từng du khách đến Đà Nẵng đua nhau ăn mực cuốn rau muống khiến những phiên chợ, tàu thuyền bán mực đã tay.

Sản xuất phẩm màu tự nhiên từ bọ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Sản xuất phẩm màu tự nhiên từ bọ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

(GLO)- Màu tự nhiên được tạo nên từ các loại hoa, lá, gia vị, rất được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai biết, rệp son cũng có thể tạo ra màu thực phẩm an toàn và đẹp mắt. Mới đây, một công ty tại Mỹ đã thành công tạo ra màu đỏ tự nhiên từ loài bọ sống ở Nam Mỹ này.

Món ngon Quảng Ngãi: Mực xào Mỹ Á

Món ngon Quảng Ngãi: Mực xào Mỹ Á

Từ biển xanh Mỹ Á, nơi sóng vỗ rì rào, đến mâm cơm dân dã bên bãi cát, món mực xào giòn ngọt, thơm lừng đã chinh phục bao thực khách. Ai đã một lần nếm thử đều khó lòng quên được hương vị đặc biệt này.

Hàng ngày, bà Phạm Thị Tâm vẫn gắn bó với gánh tàu hũ. Ảnh: L.G

Gánh tàu hũ xuyên thế kỷ ở phố núi

(GLO)- Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân phố núi, gánh tàu hũ của bà Phạm Thị Tâm (SN 1952, tổ 2, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, thường được gọi là bà Năm tàu hũ) gắn liền với tuổi thơ cơ cực. 

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Chị Nay H'Tó (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) khởi nghiệp với thịt heo gác bếp và rượu cần. Ảnh: Vũ Chi

Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp

(GLO)-Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

(GLO)- Nhờ duy trì cách làm men rượu từ những loại rễ cây, bà con Jrai ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã làm ra mẻ rượu cần thơm ngon. Từ đó, góp phần gìn giữ loại men rượu cần độc đáo, tạo cơ hội cho hương rượu cần Ia Yeng bay xa và đem về nguồn thu nhập ổn định cho mỗi gia đình.

null