Bánh mì Huynh Hoa đưa ẩm thực đường phố Việt sang Úc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đại diện thương hiệu Bánh mì Huynh Hoa và Công ty Posh Lifestyle tổ chức ký kết hợp tác, đưa sản phẩm bánh mì Huynh Hoa ra mắt tại thị trường Úc (ảnh).

Sáng 4.7, tại TP.HCM, đại diện thương hiệu Bánh mì Huynh Hoa và Công ty Posh Lifestyle tổ chức ký kết hợp tác, đưa sản phẩm bánh mì Huynh Hoa ra mắt tại thị trường Úc (ảnh), mở đầu hành trình quảng bá bánh mì - một trong những "biểu tượng" của ẩm thực đường phố Việt đến với xứ sở chuột túi, bắt đầu từ hai thành phố lớn: Melbourne và Sydney.

ẢNH: QUỲNH TRÂN
ẢNH: QUỲNH TRÂN

"Đây không chỉ là việc mở rộng kinh doanh, mà là bước đi quan trọng trong việc gìn giữ và lan tỏa tinh hoa ẩm thực VN. Chúng tôi rất tự hào khi lần đầu tiên mang được hương vị truyền thống của Huynh Hoa đến với cộng đồng người Việt và thực khách quốc tế tại Úc", bà Lê Kim Hoa, đại diện thương hiệu Huynh Hoa, chia sẻ.

Từ năm 1989, bà Lê Kim Hoa đã gầy dựng và thành công với thương hiệu bánh mì Huynh Hoa, một trong những tiệm bánh lâu đời và được yêu thích tại Sài Gòn - TP.HCM. Từ một quầy nhỏ tại ngã sáu Phù Đổng, thương hiệu đã trở thành một biểu tượng văn hóa ẩm thực với những ổ bánh mì "kẹp đầy nhân" đậm chất Sài Gòn xưa. Mỗi ổ bánh mì là sự kết hợp tinh tế giữa 13 loại nguyên liệu gồm pa tê, bơ, thịt nguội, chả lụa, rau hành và các loại gia vị đặc biệt. Với vỏ bánh giòn, nhân đậm đà, đầy đặn, bánh mì Huynh Hoa giữ vững cam kết không chạy theo trào lưu mới, mà vẫn trung thành với hương vị nguyên bản, chính điều này tạo nên giá trị di sản khó thay thế trong lòng thực khách.

Còn đối tác Posh Lifestyle được biết đến với nhiều dự án giới thiệu sản phẩm VN ra quốc tế, tập trung ở lĩnh vực ẩm thực và văn hóa. Tuy nhiên phải hơn 5 năm thuyết phục, Posh Lifestyle mới nhận được cái gật đầu từ bà Lê Kim Hoa. Bánh mì Huynh Hoa qua Úc sẽ được chuẩn hóa theo đúng phong cách tại VN từ công thức, nguyên liệu đến cách phục vụ. Song song đó, các hoạt động trải nghiệm ẩm thực và quảng bá văn hóa Việt cũng tiếp tục được Posh Lifestyle triển khai, nhằm lan tỏa sâu hơn hình ảnh đất nước và con người VN - thông qua những món ăn đường phố, trong đó có bánh mì rất quen thuộc và đậm đà bản sắc Việt.

Theo Quỳnh Trân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mắm cua đồng

Mắm cua đồng

(GLO)- Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc ở Pleiku, măng tre, cá, cua đồng, nấm rơm được bày bán khắp chợ làng, chợ tự phát. Tôi lại nhớ đến những thức món tự tay mẹ nấu, nhất là mắm cua đồng.

Mực một nắng nướng muối ớt. (Ảnh: Taste Atlas)

Mực một nắng lọt Top 10 món mực ngon nhất thế giới

(GLO)- Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas mới đây lại tiếp tục vinh danh món ăn Việt, đó là mực một nắng có nguồn gốc ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mực một nắng được xếp vị trí 10/33 món ngon nhất trên thế giới được chế biến từ mực, với 4,1/5 điểm.

Về phố biển 'đu trend' cuốn mực tươi rau muống

Về phố biển 'đu trend' cuốn mực tươi rau muống

Bánh tráng mỏng, con mực tươi căng, vài cọng rau muống, cuộn lại. Món ăn dân dã của người dân xứ biển miền Trung bỗng một ngày thành cơn sốt trên mạng xã hội đến tận bàn ăn. Từng nhà, từng du khách đến Đà Nẵng đua nhau ăn mực cuốn rau muống khiến những phiên chợ, tàu thuyền bán mực đã tay.

Sản xuất phẩm màu tự nhiên từ bọ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Sản xuất phẩm màu tự nhiên từ bọ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

(GLO)- Màu tự nhiên được tạo nên từ các loại hoa, lá, gia vị, rất được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai biết, rệp son cũng có thể tạo ra màu thực phẩm an toàn và đẹp mắt. Mới đây, một công ty tại Mỹ đã thành công tạo ra màu đỏ tự nhiên từ loài bọ sống ở Nam Mỹ này.

Món ngon Quảng Ngãi: Mực xào Mỹ Á

Món ngon Quảng Ngãi: Mực xào Mỹ Á

Từ biển xanh Mỹ Á, nơi sóng vỗ rì rào, đến mâm cơm dân dã bên bãi cát, món mực xào giòn ngọt, thơm lừng đã chinh phục bao thực khách. Ai đã một lần nếm thử đều khó lòng quên được hương vị đặc biệt này.

Hàng ngày, bà Phạm Thị Tâm vẫn gắn bó với gánh tàu hũ. Ảnh: L.G

Gánh tàu hũ xuyên thế kỷ ở phố núi

(GLO)- Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân phố núi, gánh tàu hũ của bà Phạm Thị Tâm (SN 1952, tổ 2, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, thường được gọi là bà Năm tàu hũ) gắn liền với tuổi thơ cơ cực. 

40 năm qua, bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) vẫn sử dụng lò tráng mì Quảng thủ công giúp sợi mì dai, thơm ngon. Ảnh: V.C

Giữ hương vị mì Quảng truyền thống trên quê hương thứ 2

(GLO)- Với 40 năm gắn bó với nghề làm mì Quảng, gia đình bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn sử dụng lò tráng mì thủ công. Với bà, đây là cách gìn giữ nét văn hóa truyền thống từ ông bà để lại, đảm bảo sợi mì dai, thơm ngon và lưu được hương thơm lúa mới.

Chị Nay H'Tó (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) khởi nghiệp với thịt heo gác bếp và rượu cần. Ảnh: Vũ Chi

Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp

(GLO)-Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

(GLO)- Nhờ duy trì cách làm men rượu từ những loại rễ cây, bà con Jrai ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã làm ra mẻ rượu cần thơm ngon. Từ đó, góp phần gìn giữ loại men rượu cần độc đáo, tạo cơ hội cho hương rượu cần Ia Yeng bay xa và đem về nguồn thu nhập ổn định cho mỗi gia đình.

Bà Lê Thị Cẩm (tổ 1, phường Phù Đổng) chuẩn bị mứt gừng giao cho khách. Ảnh: Đ.L

Lưu giữ hương vị mứt truyền thống

(GLO)- Giáp Tết Nguyên đán, những người làm mứt truyền thống tại Trung tâm Thương mại Pleiku đang tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân. Bao năm qua, họ vẫn gắn bó với nghề, lưu giữ hương vị mứt truyền thống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

null