Nghề làm xôi Phú Thượng nhận quyết định Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chiều 17/2, tại di tích Đình Phú Gia, quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng lần thứ VII và Lễ công bố Quyết định ghi danh Nghề làm xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Phát biểu tại lễ công bố, bà Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, trong những năm qua, với mong muốn gìn giữ nghề truyền thống địa phương và nâng cao đời sống người dân, quận Tây Hồ đã luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ làng nghề phát triển.

Trao quyết định ghi danh Nghề làm xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Trao quyết định ghi danh Nghề làm xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Cũng theo bà Bùi Thị Lan Phương, trong những năm qua, với mong muốn gìn giữ nghề truyền thống địa phương và nâng cao đời sống người dân, quận Tây Hồ đã luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ làng nghề phát triển. Quận đã tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng, chỉnh trang đường, ngõ, chiếu sáng trên địa bàn phường; đặc biệt đã và đang chỉ đạo triển khai xây dựng đề án "Điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng" nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ tốt nhất cho làng nghề phát triển, khẳng định thương hiệu và nâng cao đời sống của người dân.

Ngày 16/2/2024, Nghề làm xôi Phú Thượng đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 344/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hình ảnh lễ hội truyền thống xôi Phú Thượng lần thứ VII:

Lễ hội thi nấu xôi thu hút sự tham gia của đông đảo người dân làng Phú Gia.

Lễ hội thi nấu xôi thu hút sự tham gia của đông đảo người dân làng Phú Gia.

Một mâm xôi được tạo hình theo mô hình ngôi làng cổ xưa bên sông Nhị Hà.

Một mâm xôi được tạo hình theo mô hình ngôi làng cổ xưa bên sông Nhị Hà.

Theo thống kê, làng nghề xôi Phú Thượng hiện có gần 600 hộ làm nghề nấu xôi

Theo thống kê, làng nghề xôi Phú Thượng hiện có gần 600 hộ làm nghề nấu xôi

Có thể bạn quan tâm

Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.