Gánh tàu hũ xuyên thế kỷ ở phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân phố núi, gánh tàu hũ của bà Phạm Thị Tâm (SN 1952, tổ 2, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, thường được gọi là bà Năm tàu hũ) gắn liền với tuổi thơ cơ cực. 

Cũng nhờ những tháng năm rong ruổi khắp nẻo phố phường, người mẹ tảo tần ấy đã nuôi 7 người con khôn lớn.

Một thời rong ruổi

Chúng tôi gặp bà Tâm vào một buổi chiều giữa tháng 3. Gánh tàu hũ nhỏ của bà đặt bán ở lưng chừng dốc Hội Phú bên con đường Hùng Vương tấp nập dòng người xuôi ngược. Trong tiết trời se lạnh, chén tàu hũ quyện hương nước cốt dừa, mùi nước đường thắng từ đường tán và những miếng tàu hũ non mềm như một chiếc chìa khóa mở cánh cửa ký ức của bà Tâm.

Bà Tâm kể: Vợ chồng bà lấy nhau từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Có với nhau 2 mụn con, vợ chồng phải nai lưng làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Chồng bà làm phụ hồ, còn bà thì buôn bán, chắt chiu từng đồng để trang trải cuộc sống. Thời ấy, thức ăn vặt của người dân không có nhiều sự lựa chọn, chủ yếu là nước mía, bột lọc và tàu hũ.

Thấy nhiều người ưa chuộng món tàu hũ, bà Tâm sắm một bộ quang gánh rồi đến lò nấu nhận tàu hũ mang đi bán. Từ những con đường thuở xưa như Hoàng Diệu, Phó Đức Chính, Trần Quý Cáp… hay các ngõ hẻm đều có dấu chân của người phụ nữ nhỏ nhắn nhưng bền bỉ, dẻo dai này.

ganh-tau-hu-cua-ba-nam-da-gan-bo-duoc-hon-nua-the-ky-anh-van-ngoc.jpg
Hàng ngày, bà Phạm Thị Tâm vẫn gắn bó với gánh tàu hũ. Ảnh: L.G

Sau này, vợ chồng bà sinh thêm 5 người con, cuộc sống càng vất vả. Từ chỗ chỉ nhận tàu hũ từ lò nấu, bà đã học cách nấu rồi làm đại lý phân phối cho những người khác. Phía sau nhà, chồng bà dùng những tấm ván cũ để làm chuồng nuôi heo nhằm tận dụng các phế phẩm từ tàu hũ. Ngoài giờ đến trường, các con đã biết phụ mẹ đi kiếm củi, nhóm lửa, canh bếp. Từ 2 giờ sáng, bà Tâm đã trở dậy nổi lửa nấu những mẻ đậu nành đầu tiên. Đến tờ mờ sáng, những người gánh tàu hũ rong bắt đầu đến lấy hàng rồi tỏa đi khắp nơi. Sau khi đã chia tàu hũ xong cho bạn hàng, bà Tâm mới lại gánh nồi tàu hũ của mình đi bán.

Nhờ hương vị thơm ngon, gánh tàu hũ bà Tâm thường được nhiều người ưa thích. “Lúc ấy, không có nhiều thức ăn vặt như bây giờ nên mọi người hay ăn tàu hũ. Có những ngày đắt hàng, tôi bán được 3-4 nồi. Vừa bán tàu hũ, vừa lo cơm nước, ăn học cho các con đến 20-21 giờ mỗi ngày mới xong việc. Chỉ ngả lưng một chút lại dậy nhóm bếp. Vất vả lắm nhưng cũng nhờ có cái nghề này mà xoay xở cơm áo cho lũ nhỏ học hành”-bà Tâm trải lòng.

Hương vị nửa thế kỷ

Tảo tần hàng chục năm, vợ chồng bà Tâm cũng nuôi 7 người con khôn lớn. Trong đó có 2 người con đã thi đỗ vào đại học sau này trở thành giáo viên, luật sư. Nhưng đổi lại, tấm lưng bà đã khuỵu xuống, đôi chân không còn đứng vững bởi căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Hiện tại, chồng đã mất, bà ở trong ngôi nhà nhỏ nơi con hẻm hun hút của đường Hùng Vương cùng vợ chồng con trai và một người cháu đang học lớp 11 mồ côi cả cha lẫn mẹ. Không còn quá áp lực về cơm gạo như xưa, song hàng ngày, bà vẫn đồng hành cùng gánh tàu hũ bên dốc Hội Phú.

Bà Tâm thổ lộ: “Con cái đã có cuộc sống riêng. Tôi vẫn còn sức khỏe nên cố gắng tự lo cho mình và phụ nuôi thêm đứa cháu mồ côi. Gắn bó với gánh tàu hũ này mấy chục năm rồi, giờ chỉ nghỉ 1 ngày thôi là đã thấy bứt rứt, bồn chồn. Hôm nào có việc mà nghỉ, bữa sau lại có người hỏi nên tôi vẫn ráng để bán, nắng có bóng cây, mưa thì che dù. Tôi già yếu rồi không tự gánh ra được nên phải nhờ con gánh ra đầu ngõ. Hôm nào con đi vắng, tôi gánh từng đoạn ngắn rồi nghỉ một chút lại gánh đi tiếp”.

1-chen-tau-hu-chi-co-gia-5-ngan-dong-anh-van-ngoc.jpg
1 chén tàu hũ chỉ có giá 5 ngàn đồng. Ảnh: L.G

Cũng theo bà Tâm, khách hàng của bà hầu hết đã quen mặt. Cố ca sĩ Phi Nhung cũng là một trong những khách hàng lâu năm nhất của bà Tâm từ khi còn tấm bé. Mỗi khi có dịp trở về Gia Lai, Phi Nhung đều tìm đến gánh tàu hũ như tìm về kỷ niệm.

“Phi Nhung hồi ấy còn bé xíu là đã cùng lũ nhỏ trong xóm thường ghé tôi ăn tàu hũ. Điều đó khiến tôi cảm kích lắm. Dù không có bí quyết gì, cũng chỉ đơn giản với nước cốt dừa, nước đường, đậu nành hàng chục năm nay nhưng nhiều người lại thích hương vị này. Tôi thường gánh ra bán từ 14 giờ đến khi nào hết một gánh thì thôi”-bà Tâm chia sẻ.

Chỉ với 5 ngàn đồng/chén, tàu hũ là một trong những món quà đậm đà hương vị và mang lại những cảm xúc đặc biệt cho thực khách. Anh Nguyễn Thượng Bảo (tổ 2, phường Hội Phú, TP. Pleiku) bày tỏ: “Nhà tôi có 3 thế hệ ăn tàu hũ của cô Năm. Từ cha mẹ, vợ chồng tôi cho đến con cái. Tôi vẫn nhớ như in từ hồi bé tí còn nghèo lắm, lũ trẻ chúng tôi phải đi nhặt ve chai mang bán rồi chạy ra mua tàu hũ của cô. Thấy thương, cô lại múc cho nhiều hơn một chút. Bây giờ, thỉnh thoảng tôi lại ra ăn 2-3 chén. Tàu hũ của cô không cầu kỳ nhưng tôi rất thích hương vị nguyên bản, mộc mạc như vậy. Mấy đứa con tôi cũng thích ăn tàu hũ do cô Năm làm”.

Chị Nguyễn Hoài Phương cũng là một trong những khách hàng có thâm niên hơn 20 năm ăn tàu hũ của bà Tâm. “Gia đình tôi ở tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku. Từ nhỏ, tôi đã được mẹ mua cho món tàu hũ của bà Năm. Hiện nay, tôi làm việc trong TP. Hồ Chí Minh, ăn khá nhiều loại tàu hũ nhưng vẫn thích hương vị quê nhà. Tôi vẫn nhớ mùi thơm thoang thoảng của những miếng gừng, nhớ cảm giác xì xụp chén tàu hũ hòa quyện với nước cốt dừa và nước đường giữa cái se lạnh của Pleiku. Bởi vậy, mỗi khi có dịp về Gia Lai thăm gia đình, tôi lại tìm đến hàng của bà Năm”.

Có thể bạn quan tâm

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Chị Nay H'Tó (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) khởi nghiệp với thịt heo gác bếp và rượu cần. Ảnh: Vũ Chi

Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp

(GLO)-Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

(GLO)- Nhờ duy trì cách làm men rượu từ những loại rễ cây, bà con Jrai ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã làm ra mẻ rượu cần thơm ngon. Từ đó, góp phần gìn giữ loại men rượu cần độc đáo, tạo cơ hội cho hương rượu cần Ia Yeng bay xa và đem về nguồn thu nhập ổn định cho mỗi gia đình.

Bà Lê Thị Cẩm (tổ 1, phường Phù Đổng) chuẩn bị mứt gừng giao cho khách. Ảnh: Đ.L

Lưu giữ hương vị mứt truyền thống

(GLO)- Giáp Tết Nguyên đán, những người làm mứt truyền thống tại Trung tâm Thương mại Pleiku đang tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân. Bao năm qua, họ vẫn gắn bó với nghề, lưu giữ hương vị mứt truyền thống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Chợ chiều Phú Túc

Chợ chiều Phú Túc

(GLO)-

Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.

Học ăn

Học ăn

(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.
11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.
Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.