Lên núi săn cua đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Vào một chiều cuối tháng 3, khi cái nắng Tây Nguyên vừa dịu xuống, anh Rcom Dam Mơ Ai (trú tại số 22 Tăng Bạt Hổ, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) dẫn chúng tôi lên núi săn cua đá. Băng qua con đường rừng đầy cỏ dại, chúng tôi đến chân đập tràn Ia Rbol (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa). Mùa này, nước rút dần, để lộ ra những phiến đá to, nhỏ nằm chen chúc nhau. Chỉ tay về phía những khe suối trong veo, anh Mơ Ai cho hay: “Chỗ đó là nơi trú ngụ của rất nhiều cua đá”.

mnoi.jpg
Anh Rcom Dam Mơ Ai bắt cua đá tại đập tràn Ia Rbol (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa). Ảnh: L.H

Cua đá hay còn gọi là cua núi sinh sống chủ yếu ở các khe suối, hốc đá, nơi có nguồn nước sạch và ít ô nhiễm. Nhìn thoáng qua, cua đá và cua đồng có vẻ giống nhau, song thực ra chúng khác biệt rất rõ. Cua đá thường có màu nâu đỏ, tím than hoặc đen sẫm, càng to khỏe, mai cứng và gồ ghề như đá tảng. Trong khi đó, cua đồng có màu nâu đất hoặc vàng nâu, mai mềm và càng nhỏ hơn. Ngoài ra, cua đá rất hung hăng, sẵn sàng dùng đôi càng to khỏe để kẹp chặt con mồi và chống lại kẻ thù.

Anh Mơ Ai cho hay: Ở Ayun Pa, cua đá chủ yếu sinh sống tại các con suối nhiều sỏi đá như: Ia Rbol, suối Đá hay những khe nước trên núi. Từ tháng 5 đến tháng 7 khi trời bắt đầu mưa, cua ra khỏi hang để kiếm ăn. Vào tháng 3, cua bắt đầu đẻ trứng. Trong thời gian này, cua cái ít di chuyển và ẩn sâu trong hang đá để bảo vệ trứng nên muốn bắt được cua phải kiên nhẫn. Có khi phải mất 5-10 phút mới lôi được 1 con. Cua thường trốn dưới các khe đá sâu hoặc đào hang chừng 1 m ở ven suối-nơi có nhiều đá cứng-nên đào khá vất vả.

cua-da-duoc-vi-la-22cua-ngon-tai-thung-lung-ayun-pa-anh-lac-ha.jpg
Cua đá là đặc sản ở thung lũng Ayun Pa. Ảnh: L.H

Cũng theo anh Mơ Ai, săn cua đá cũng không dễ dàng, đòi hỏi phải có kinh nghiệm dày dặn. Người dân địa phương thường đi bắt cua vào sáng sớm hoặc chiều muộn, lúc cua bò ra khỏi hang tìm thức ăn. Vì cua đá di chuyển nhanh và khéo léo ẩn nấp trong các kẽ đá nên đòi hỏi người săn cua phải lẹ mắt, nhanh tay.

Thịt cua đá chắc, dai, ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Trứng cua đá có màu vàng cam hoặc đỏ tươi, bám chặt dưới yếm. Đến mùa sinh sản, cua cái sẽ mang trứng trong nhiều tuần, trước khi trứng nở thành cua con và trôi theo dòng nước. Người Jrai nơi đây thường chế biến cua đá theo nhiều cách như: nướng trên bếp lửa, rang khô hoặc luộc chín. Khi chín, vỏ cua chuyển sang màu vàng ươm, trông vô cùng đẹp mắt. Để món ăn thêm đậm đà, người Jrai ở thung lũng Ayun Pa thường giã cua với lá é, muối kiến vàng hoặc lá tàu bay. Cua giã nát, trộn cùng lá é thơm nồng và muối kiến vàng chua cay khiến ai thưởng thức cũng nhớ mãi.

Tranh thủ những buổi tối rảnh rỗi, anh Nay Nhân (buôn Hiao, xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) cùng thanh niên trong làng lại đi ra suối Đá bắt cua. Vào mùa mưa, cua nhiều, anh có thể bắt được hơn 30 con/đêm. “Vào mùa khô, cua ở hang sâu nên bắt được vài con là mừng lắm rồi. Ở đây, người dân bắt cua chủ yếu để ăn và biếu khách quý”-anh Nhân chia sẻ.

Còn anh Ksor Mgố (cùng buôn) thì cho hay: Tuổi thơ anh gắn liền với cua đá. Ngày bé, mỗi lần theo bố đi rẫy về, anh lại tranh thủ lội suối để bắt cua. Chỉ cần vài con cua đá nướng trên than củi cũng đủ làm ấm bụng lũ trẻ làng. Theo anh Mgố, cua đá ở Ayun Pa thơm ngon, dù chế biến đơn giản song vẫn giữ được vị ngọt đặc trưng của núi rừng. “Những ngày mùa mưa, nước suối dâng cao, việc bắt cua tuy khó nhưng đó cũng là lúc cua nhiều thịt và chắc nhất, làm món gì cũng ngon”-anh Mgố vui vẻ nói.

Theo người dân địa phương, trước đây, vùng này cua đá rất nhiều, song vì môi trường thay đổi, nguồn nước có sự ô nhiễm nên cua đá cũng dần ít đi. “Ngày nay, người dân đã ý thức hơn trong việc bảo vệ cua đá. Người ta chỉ bắt cua trưởng thành để tránh tận diệt và giữ gìn nguồn lợi lâu dài”-anh Mơ Ai cho hay thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Học ăn

Học ăn

(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.
11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.
Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Với mong muốn mang đến hương vị phong phú của các món ăn Việt Nam khác nhau đến với người dân Nam Phi, ngày 2/3, nhà hàng Obento tại thành phố Johannesburg đã tổ chức sự kiện Ẩm thực Việt Nam được đông đảo thực khách địa phương quan tâm.