Khai mạc Festival Phở 2025: Tôn vinh tinh hoa phở Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tối 18-4, Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" đã khai mạc tại di sản Hoàng thành Thăng Long.

Festival Phở 2025 do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu tham quan các gian hàng. Ảnh: Viết Thành
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu tham quan các gian hàng. Ảnh: Viết Thành

Tham dự lễ khai mạc có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và các sở, ngành của TP Hà Nội.

Festival Phở 2025 diễn ra trong ba ngày, từ 18 đến 20-4-2025, tại Hoàng thành Thăng Long, quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền tham gia trình diễn, quảng bá hình ảnh, thương hiệu.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu tham quan các gian hàng. Ảnh: Viết Thành
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu tham quan các gian hàng. Ảnh: Viết Thành

Du khách sẽ được trải nghiệm các món phở đặc trưng của từng địa phương, như: Tây Bắc, Nam Định, Hà Nội, phong cách phở miền Trung, miền Nam và quốc tế.

Đáng chú ý, nhiều thương hiệu phở Hà Nội làm nên tên tuổi của ẩm thực Thủ đô: Phở Thìn Bờ Hồ, phở Tư Lùn, phở Hoàng Gia,... đã góp mặt. Các nghệ nhân trực tiếp trình diễn và giúp du khách trải nghiệm quy trình nấu phở và quẩy - từ khâu chọn nguyên liệu, làm bánh phở, đến nấu nước dùng…

Thực khách nước ngoài thưởng thức phở Việt Nam
Thực khách nước ngoài thưởng thức phở Việt Nam

Tại festival, các gian hàng đều áp dụng mức giá chung là 40.000 đồng/bát. Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội 2025 là việc ứng dụng công nghệ AI - Chatbot nhằm nâng cao trải nghiệm người tham dự, tối ưu quy trình tổ chức và hỗ trợ quảng bá sự kiện.

Chatbot sẽ được bố trí tại quầy thông tin, hỗ trợ khách tra cứu gian hàng, tìm món phở phù hợp... Đây là lần đầu tiên công nghệ AI được ứng dụng trong một lễ hội ẩm thực tại Việt Nam.

Nhiều thương hiệu phở Hà Nội tham gia Festival
Nhiều thương hiệu phở Hà Nội tham gia Festival

Trong khuôn khổ chương trình, người dân và du khách còn được tham quan triển lãm "Câu chuyện phở", tái hiện hành trình phát triển của phở Việt qua từng giai đoạn lịch sử. Du khách sẽ được "du hành" từ gánh phở xưa, quán phở thời bao cấp đến các thương hiệu phở vươn tầm thế giới. Ngoài ra, còn có không gian trà sen Hà Nội, quầy bia Mậu Dịch… tái hiện nếp văn hóa ẩm thực Hà Nội xưa.

Phở Vân Cù Nam Định được nhiều thực khách yêu thích
Phở Vân Cù Nam Định được nhiều thực khách yêu thích

Đặc biệt, lễ hội còn có tọa đàm "Phở trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế", nơi các chuyên gia cùng thảo luận về hành trình đưa phở Việt từ món ăn truyền thống trở thành di sản ẩm thực toàn cầu, cũng như quy trình, thách thức trong việc xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO.

Theo Yến Anh - Phương Thảo (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hàng ngày, bà Phạm Thị Tâm vẫn gắn bó với gánh tàu hũ. Ảnh: L.G

Gánh tàu hũ xuyên thế kỷ ở phố núi

(GLO)- Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân phố núi, gánh tàu hũ của bà Phạm Thị Tâm (SN 1952, tổ 2, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, thường được gọi là bà Năm tàu hũ) gắn liền với tuổi thơ cơ cực. 

40 năm qua, bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) vẫn sử dụng lò tráng mì Quảng thủ công giúp sợi mì dai, thơm ngon. Ảnh: V.C

Giữ hương vị mì Quảng truyền thống trên quê hương thứ 2

(GLO)- Với 40 năm gắn bó với nghề làm mì Quảng, gia đình bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn sử dụng lò tráng mì thủ công. Với bà, đây là cách gìn giữ nét văn hóa truyền thống từ ông bà để lại, đảm bảo sợi mì dai, thơm ngon và lưu được hương thơm lúa mới.

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Chị Nay H'Tó (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) khởi nghiệp với thịt heo gác bếp và rượu cần. Ảnh: Vũ Chi

Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp

(GLO)-Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Học ăn

Học ăn

(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.
11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.