Kbang xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu mắc ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong khi chờ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Mắc ca Kbang-Gia Lai”, UBND huyện Kbang đã sớm ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này nhằm đảm bảo chất lượng, duy trì thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh tế đối với sản phẩm mắc ca.

Nâng cao giá trị từ thương hiệu

Được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2019, đồng thời cũng là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2022, sản phẩm hạt mắc ca sấy nứt của cơ sở mắc ca Minh Quang (tổ 11, thị trấn Kbang) được người tiêu dùng đánh giá cao. Bà Lê Thị Cẩm Như-Chủ cơ sở mắc ca Minh Quang-cho biết: Hiện nay, cơ sở sản xuất khoảng 30 tấn mắc ca thành phẩm mỗi năm với nhiều dòng sản phẩm như: mắc ca nhân, mắc ca sấy mật ong, tinh dầu mắc ca, mắc ca sấy nứt. Đến thời điểm này, các sản phẩm của cơ sở đã có mặt tại hệ thống siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Bình Dương…

Nhiều cơ sở chế biến tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đầu tư thiết kế bao bì, mẫu mã để quảng bá thương hiệu của nông sản địa phương. Ảnh: Minh Phương

Nhiều cơ sở chế biến tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đầu tư thiết kế bao bì, mẫu mã để quảng bá thương hiệu của nông sản địa phương. Ảnh: Minh Phương

Chủ cơ sở mắc ca Minh Quang cho hay: Cơ sở sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy móc, trang-thiết bị tiên tiến nhằm giúp sản phẩm OCOP đạt thứ hạng cao hơn, hướng đến việc được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. “Việc sản phẩm địa phương được bảo hộ nhãn hiệu sẽ góp phần kiểm soát được chất lượng, uy tín của sản phẩm, giúp người sản xuất có lợi thế cạnh tranh, thuận lợi đưa sản phẩm thâm nhập thị trường lớn. Nếu cơ sở được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu đã được chứng nhận, chúng tôi sẽ nỗ lực giữ gìn và phát triển nhãn hiệu; đồng thời đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm gắn với quản lý tốt việc sử dụng tem, nhãn hiệu chứng nhận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người sản xuất đối với sản phẩm của địa phương”-bà Như nhấn mạnh.

Tương tự, chị Võ Thị Liên-Chủ cơ sở sản xuất mắc ca Bảo An (tổ 8, thị trấn Kbang) cho hay: Năm 2016, chị đầu tư máy móc để chế biến nhiều dòng sản phẩm từ hạt mắc ca. Mỗi năm, cơ sở của chị tiêu thụ khoảng 10 tấn mắc ca sấy nứt. Bên cạnh đó, cơ sở tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương với thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Về định hướng trong thời gian tới, chị Liên cho hay, cơ sở đang đầu tư chế biến sâu để sản phẩm mắc ca trở thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Mặt khác, cơ sở cũng tập trung nghiên cứu để cho ra nhiều sản phẩm mới, giúp việc tiêu thụ dễ dàng hơn.

Theo ông Nguyễn Anh Thơ-Phó Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Kbang: Với sự hỗ trợ từ Sở Khoa học và Công nghệ, đến nay, hồ sơ đăng ký chứng nhận thương hiệu “Mắc ca Kbang-Gia Lai” đã gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi có được chứng nhận, Sở sẽ bàn giao thương hiệu này cho huyện quản lý và sử dụng. Cùng với đó, UBND huyện cũng đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang-Gia Lai”; đồng thời, ủy quyền cho Phòng Kinh tế-Hạ tầng quản lý nhãn hiệu chứng nhận này. Các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận gồm: quả mắc ca tươi; hạt mắc ca đã sơ chế, chế biến; hạt mắc ca tẩm ướp hương vị. Phó Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện khẳng định: Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đáp ứng các điều kiện như có hoạt động sản xuất sản phẩm mắc ca nằm trong phạm vi vùng chứng nhận; chấp hành tốt các quy định của pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh… sẽ được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang-Gia Lai”.

Liên kết phát triển sản phẩm

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mã Văn Tình thông tin: Huyện Kbang có diện tích mắc ca lớn nhất tỉnh với hơn 2.824 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơ Pai, Sơn Lang, Đak Rong, Krong, Đak Smar và thị trấn Kbang. Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang-Gia Lai” là cần thiết để khẳng định danh tiếng, chất lượng và giá trị sản phẩm của địa phương, qua đó góp phần thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, gia tăng thu nhập cho người trồng, chế biến sản phẩm từ mắc ca.

Cơ sở chế biến mắc ca Minh Quang (thị trấn Kbang) đang hướng đến việc được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Ảnh: M.N

Cơ sở chế biến mắc ca Minh Quang (thị trấn Kbang) đang hướng đến việc được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Ảnh: M.N

Ông Tình cho biết thêm: Từ chỗ trồng thí điểm năm 2010 và chủ yếu trồng xen với cây cà phê, hiện nay, diện tích mắc ca được mở rộng với cả hình thức trồng xen và trồng thuần. Hiện địa phương có 3 sản phẩm mắc ca đạt chứng nhận OCOP và gần 20 cơ sở chế biến. Định hướng đến năm 2030, huyện sẽ mở rộng diện tích cây mắc ca lên trên 3.000 ha. Do vậy, từ năm 2018 đến nay, huyện có chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng xen cây mắc ca để tăng thêm thu nhập. “Cùng với việc vận động người dân làm tốt khâu sản xuất, huyện cũng đề xuất tỉnh kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu để đa dạng hóa các sản phẩm từ hạt mắc ca. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản, chỉ dẫn địa lý và tổ chức giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP gắn với địa phương, tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”-ông Tình cho biết.

Trao đổi với P.V, ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho hay: Theo đề án của tỉnh về phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì cây mắc ca được phát triển chủ yếu tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kbang và tiếp tục mở rộng phát triển ở các vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp tại các huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Chư Păh. Phấn đấu đến năm 2030, diện tích mắc ca của tỉnh đạt 4.045 ha; đến năm 2050 duy trì và phát triển khoảng 6.660 ha. Trên cơ sở này, huyện Kbang đã xây dựng chương trình, kế hoạch, đồng thời xác định chỉ tiêu, kế hoạch phát triển mắc ca trong cả giai đoạn 2021-2030 và cụ thể từng năm đến các xã, thị trấn để tổ chức triển khai thực hiện.

“Nếu có doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sâu, liên kết phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm ổn định thì người dân sẽ yên tâm đầu tư, mạnh dạn mở rộng diện tích đối với loại cây trồng đa mục đích này, vừa góp phần tăng độ che phủ rừng, vừa giúp nâng cao thu nhập”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.