Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

chu-dong-xay-dung-phuong-an-tieu-thu.jpg
Huyện Kbang yêu cầu các xã, thị trấn có diện tích trồng mía xây dựng phương án, kế hoạch thu mua mía không để người dân thiệt hại do chậm thu hoạch. Ảnh: Minh Phương

Theo đó, UBND huyện Kbang yêu cầu các xã, thị trấn có diện tích trồng mía thường xuyên theo dõi, kiểm tra nắm tình hình sinh trưởng, phát triển của cây mía cũng như dự báo thời điểm mía chín ở từng cánh đồng để làm cơ sở đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê.

Cùng với đó, xây dựng phương án, kế hoạch thu mua mía và thống nhất diện tích mía tới kỳ thu hoạch của từng hộ, từng cánh đồng để huy động máy móc, phương tiện tập trung thu hoạch và vận chuyển mía về nhà máy nhằm hài hoà lợi ích của người dân và doanh nghiệp; đảm bảo tiêu thụ hết diện tích mía chín, không để thiệt hại cho người dân do thu hoạch chậm.

Mặt khác, UBND các xã, thị trấn tập trung tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của cháy mía cũng như xử lý đối với các trường hợp gây ra cháy mía đến các thôn, làng và đến các hộ gia đình trồng mía qua các cuộc họp và hệ thống truyền thanh của xã; vận động người dân đề cao cảnh giác, thường xuyên kiểm tra, thực hiện các biện pháp phòng-chống cháy mía.

Củng cố các Tổ xung kích phòng-chống thiên tai của xã để thường xuyên tuần tra, canh gác, sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến cháy mía; chuẩn bị lực lượng, dụng cụ, phương tiện, sẵn sàng chữa cháy mía theo phương châm “4 tại chỗ”.

chay-mia.jpg
Ủy ban nhân dân huyện Kbang yêu cầu Công an huyện phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn xây dựng phương án phòng-chống cháy mía trên địa bàn huyện. Ảnh: Minh Phương

Bên cạnh đó, UBND huyện cũng yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc các xã, thị trấn, Nhà máy đường An Khê tổ chức thu hoạch cây mía niên vụ 2024-2025 đảm bảo tiêu thụ hết mía nguyên liệu; Công an huyện chủ động xây dựng phương án phòng-chống cháy mía. Đồng thời, đề nghị Nhà máy đường An Khê phối hợp với các xã vùng nguyên liệu thống nhất kế hoạch tiêu thụ, hỗ trợ tối đa máy móc, phương tiện để thu hoạch, vận chuyển; kịp thời thông tin các chính sách, kế hoạch thu mua, giá mua, chính sách hỗ trợ của nhà máy đến hộ trồng mía…

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Giá cà phê arabica cao hơn robusta 2.000 USD/tấn, vì sao?

Giá cà phê arabica cao hơn robusta 2.000 USD/tấn, vì sao?

Người trồng cà phê như được tặng quà Giáng sinh khi ngay trong phiên giao dịch đêm 24.12, giá cà phê đồng loạt tăng trên cả 2 sàn London và New York, kéo thị trường nội địa tăng theo. Tuy nhiên hiện nay, giá cà phê arabica đang nới rộng khoảng cách với robusta, vì sao?

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.