Kbang rộn ràng hội xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày hội xuân được một số xã của huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức thường niên với nhiều hoạt động văn hóa-văn nghệ đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong dịp đầu năm; qua đó, làm phong phú đời sống tinh thần, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.

Trong không khí hân hoan, phấn khởi, ngày 28-1, UBND xã Kông Lơng Khơng phối hợp với Hội Nông dân xã tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Quý Mão 2023. Ngày hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi như: trình diễn cồng chiêng, hát dân ca, giao lưu văn hóa-văn nghệ; giới thiệu, quảng bá các loại nông sản và một số món ăn truyền thống đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã Trần Văn Nhơn cho biết: “Ngày hội là dịp để người dân giao lưu, vui chơi nhằm cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái lao động sản xuất, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc sinh sống trên địa bàn”.

Tiết mục múa sạp của người Tày, Nùng ở làng Kdâu (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) tại Ngày hội văn hóa các dân tộc. Ảnh: An Phát

Tiết mục múa sạp của người Tày, Nùng ở làng Kdâu (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) tại Ngày hội văn hóa các dân tộc. Ảnh: An Phát

Để chuẩn bị tham gia ngày hội, các hội viên Chi hội Phụ nữ làng Kdâu đã tích cực luyện tập các tiết mục văn nghệ. Chị Đàm Thị Phượng chia sẻ: “Chúng tôi tập trung giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc phía Bắc. Ngoài ra, các chị em tham gia các môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian; giới thiệu các món ăn truyền thống đặc trưng của người Tày, Nùng”.

Tranh thủ mua sắm trước để dành thời gian theo dõi các tiết mục văn nghệ, ông Y Oan (làng Bờ-Chư Pâu) cho hay: “Tôi đến sớm để tranh thủ tham quan các gian hàng rau củ quả, trái cây. Các mặt hàng đều tươi ngon, giá cả phải chăng. Mua sắm xong, tôi xem các tiết mục hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, múa sạp, múa khèn”.

Tại xã Sơn Lang, mặc dù trời mưa lạnh nhưng từ sáng sớm ngày 28-1, đông đảo nghệ nhân, người dân đã tập trung về nhà văn hóa xã để trưng bày, giới thiệu các mặt hàng nông sản, ẩm thực và tham gia thi đan lát, dệt thổ cẩm. Vừa sắp xếp gọn gàng những cuộn chỉ màu, khung dệt vải, bà Đinh Thị Toại (làng Đak Asêl) vừa vui vẻ cho biết: “Đây là năm đầu tiên xã tổ chức hội xuân, người dân có dịp thưởng thức và tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ, trình diễn cồng chiêng, giao lưu bóng chuyền nam, các trò chơi dân gian... rất sôi nổi. Hy vọng năm sau, xã tiếp tục tổ chức để chúng tôi có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”.

Theo ông Lê Quý Truyền-Chủ tịch UBND xã Sơn Lang, hội xuân là dịp để xã quảng bá hình ảnh, sản phẩm nông nghiệp của địa phương tới bạn bè gần xa; người dân được giao lưu, giới thiệu nét văn hóa phong phú, độc đáo, tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em trên địa bàn.

Năm nay, xã Lơ Ku cũng tổ chức Hội xuân với các chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023), Xuân Quý Mão 2023; liên hoan cồng chiêng và các trò chơi dân gian. Chủ tịch UBND xã Hồ Xuân Dương thông tin: Toàn xã có 12 dân tộc anh em sinh sống thuận hòa. Tham dự Hội xuân, người dân và du khách được hòa mình vào không khí rộn ràng, đa sắc màu dân tộc của vùng đất Lơ Ku. Mỗi cộng đồng dân tộc mang tới ngày hội những môn thể thao và trò chơi truyền thống như: tung còn, bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đập niêu, kéo co, bóng chuyền nam... góp phần cho Hội xuân thêm sôi nổi, nhộn nhịp.

Người dân xã Sơn Lang (huyện Kbang) trưng bày, giới thiệu nông sản, trái cây tại Ngày hội xuân năm 2023. Ảnh: Ngọc Minh

Người dân xã Sơn Lang (huyện Kbang) trưng bày, giới thiệu nông sản, trái cây tại Ngày hội xuân năm 2023. Ảnh: Ngọc Minh

“Dịp này, xã phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới; động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, hăng hái hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023”-ông Dương nhấn mạnh.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Đình Chi-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện-cho hay: Những năm qua, một số xã duy trì việc tổ chức hội xuân vào đầu năm mới nhằm góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thông qua các tiết mục hát dân ca, trình diễn cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, ẩm thực cùng những phong tục tập quán, hoạt động văn hóa-thể thao khác đã giúp nâng cao kỹ năng trình diễn của các nghệ nhân; từng bước xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.