Kbang: Một năm thực hiện giải pháp khôi phục rừng bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tính từ tháng 7-2016 sau khi có Thông báo số 191 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây nguyên, đến nay đã có 11/14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kbang thành lập Ban Chỉ đạo thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để tổ chức trồng rừng cấp xã.

 Vườn ươm thông ba lá để trồng rừng.
Vườn ươm thông ba lá để trồng rừng.

Trong đó qua rà soát dự kiến đến năm 2019 toàn huyện có 503,1 ha rừng lấn chiếm bị thu hồi. Huyện cũng tổ chức rà soát, điều chỉnh ranh giới  3 loại rừng trên địa bàn, với trên 12 ngàn ha rừng phòng hộ, trên 48 ngàn ha rừng đặc dụng, gần 139 ha rừng sản xuất.

Từ đầu năm đến nay, các đơn vị chủ rừng và Tổ liên ngành các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kbang đã tổ chức được 65 đợt tuyên truyền tại các thôn làng với tổng số trên 7.400 lượt người tham gia; đồng thời tổ chức cho 730 hộ sống và canh tác nương rẫy gần rừng ký cam kết an toàn lửa rừng và bảo vệ rừng. Qua công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi phá rừng làm nương rẫy; đã phát hiện 22 vụ khai thác lâm sản trái phép, 40 vụ cất giữ lâm sản trái phép; 21 vụ vận chuyển, 5 vụ chế biến lâm sản trái phép và 18 hành vi phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại 52.790 m2 rừng sản xuất tại các xã: Lơ Ku, Krong, Đak Rong, Sơ Pai và Đak Smar.

Trong thời gian tới, Kbang sẽ tập trung củng cố năng lực, trách nhiệm của đội ngũ Kiểm lâm địa bàn trong công tác tham mưu và phối hợp quản lý bảo vệ rừng; các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt bảo vệ rừng tại gốc; thực hiện tốt việc rà soát, thống kê, xử ký xe hết niên hạn sử dụng và phối hợp đẩy nhanh tiến độ điều tra làm rõ các vụ vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ  rừng…

Hà Duyệt

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

null