Kbang: Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 156 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 2-4, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh quý 1 và triển khai nhiệm vụ công tác quý 2 năm 2024.

Quý 1 năm 2024, UBND huyện Kbang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đạt kết quả đề ra.

Theo đó, đến cuối tháng 3-2024, toàn huyện gieo trồng được 5.721 ha cây trồng các loại, đạt 100% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (theo giá so sánh) đạt 156,4 tỷ đồng, bằng 27,2% so với kế hoạch. Thu ngân sách trên địa bàn được hơn 18,122 tỷ đồng, đạt 33,6% so với dự toán HĐND huyện giao, tăng 29% so với cùng kỳ.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồng Hạnh

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồng Hạnh

Huyện phấn đấu xây dựng các xã Kông Lơng Khơng, Lơ Ku và Đak Smar đạt chuẩn xã nông thôn mới vào cuối năm 2024; duy trì theo bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đối với 7 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Lĩnh vực văn hoá, xã hội, du lịch cũng có sự phát triển đáng ghi nhận. Các chính sách an sinh xã hội đối với người có công với cách mạng, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em, người cao tuổi được triển khai kịp thời; công tác giảm nghèo, nhất là giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện tốt; công tác giáo dục và đào tạo được triển khai đồng bộ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận những vấn đề liên quan đến cháy mía, hạn hán, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Một số dự án, nội dung thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia chưa thực hiện được do vướng mắc về cơ chế, hướng dẫn thực hiện. Tình hình trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, trong đó vi phạm pháp luật về kinh tế, môi trường tăng.

Trong quý 2, UBND huyện Kbang tiếp tục chỉ đạo tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh thu ngân sách, xử lý các trường hợp nợ đọng thuế; tuyên truyền, vận động hộ nghèo vay vốn sản xuất, không để hộ nghèo thiếu vốn sản xuất; chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ các hộ vay vốn có kế hoạch tổ chức sản xuất phù hợp và sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả…

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.