Ia Pnôn: Nhiều nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 13,1% xuống còn 7,93% vào cuối năm 2020, xã biên giới Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.

Ông Rơ Châm Khiêm-Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn-cho biết: Toàn xã hiện có 1.272 hộ, trong đó, dân tộc Jrai là 1.103 hộ, chiếm 86,7%. Thu nhập của người dân chủ yếu trông vào một số loại cây trồng như: lúa, mì, điều, cà phê, cao su và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo thống kê, diện tích các loại cây trồng của xã khoảng 2.443 ha, trong đó, mì 237 ha, điều 543,2 ha, cao su tiểu điền 355,8 ha, cà phê 853,4 ha...; đàn gia súc có trên 1.400 con.

Bộ đội Biên phòng tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế. Ảnh: A.H
Bộ đội Biên phòng tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế. Ảnh: A.H

Nói về công tác giảm nghèo tại địa phương, Chủ tịch UBND xã cho hay: Năm 2019, cùng với việc phân công cán bộ phụ trách giúp đỡ hộ nghèo, xã còn hỗ trợ về cây-con giống, phương tiện sinh kế và thường xuyên phối hợp mở các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi nhằm giúp người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Theo đó, xã đã cấp hơn 2,6 tấn phân bón cho 10 hộ dân làng Chan và làng Triêl thuộc chương trình đa dạng hóa sinh kế; 15 con bò giống từ chương trình cấp phát các mặt hàng cho không; 3.800 cây giống cà phê cho các hộ tái canh; hỗ trợ làm nhà vệ sinh, nhà tắm, chuồng trại chăn nuôi cho 30 hộ nghèo, cận nghèo... Xã cũng triển khai mô hình trình diễn lúa nước với 9 hộ dân tham gia trên diện tích 3 ha; tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác và tái canh cà phê… 

Bên cạnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giúp người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay, xã còn huy động sự góp sức của các tổ chức, đơn vị trong công tác giảm nghèo tại địa phương. Ông Rơ Châm Khiêm cho hay, Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương và tích cực tham gia giúp dân làm hàng rào, sửa chữa nhà ở. Trong khi đó, Đồn Biên phòng Ia Pnôn cử cán bộ thường xuyên bám nắm địa bàn, triển khai các mô hình giúp dân như: “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi đồn Biên phòng”, chăm sóc người già neo đơn... Nhờ đó, đến cuối năm 2019, toàn xã đã giảm được 51 hộ nghèo. Như vậy, Ia Pnôn hiện còn 167 hộ nghèo (chiếm 13,1%), 386 hộ cận nghèo (chiếm 30%). Mục tiêu của xã trong năm 2020 là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 7,93%. Trao đổi về các giải pháp, Chủ tịch UBND xã cho biết, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân những cách làm hay, hiệu quả; tích cực khai thác các nguồn vốn cho hộ nghèo, cận nghèo vay phát triển sản xuất và vận động các tổ chức, cá nhân, đơn vị nhận giúp hộ nghèo... 

Cán bộ Đồn BP Ia Pnôn hướng dẫn bà Siu Gơn chăm sóc cây điều. Ảnh: A.H
Cán bộ Đồn BP Ia Pnôn hướng dẫn bà Siu Gơn chăm sóc cây điều. Ảnh: A.H

Đang làm thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, ông Siu Chiên (làng Chan) bộc bạch: “Mình làm hồ sơ vay 30 triệu đồng để chuyển bớt diện tích mì sang trồng điều. Thời gian vay 3 năm, lúc đó cây điều cũng cho thu hoạch, mình sẽ có tiền để trả ngân hàng”. Gia đình ông Chiên có hơn 1,5 ha đất sản xuất. Lúc trước, ông chỉ trồng lúa rẫy, sau này mới chuyển sang trồng mì. “Mì được mùa, được giá thì mình thu khoảng 60 triệu đồng, còn mất mùa, mất giá thì ít lắm! Nếu chỉ trông vào cây mì sẽ nghèo mãi thôi nên mình quyết định chuyển bớt diện tích sang trồng các loại cây khác. Nhưng đất bạc màu rồi, trồng cà phê cũng khó, chỉ có thể trồng cây điều”-ông Chiên lý giải. Còn bà Siu Gơn (làng Bua) cũng vô cùng phấn khởi vì được Đồn Biên phòng Ia Pnôn nhận giúp đỡ để vươn lên thoát nghèo. Bà Siu Gơn phấn khởi cho biết: “Nhà mình đơn chiếc với 3 con nhỏ và mẹ già. Năm ngoái, mình được Bộ đội Biên phòng xuống giúp nhiều việc, mình biết ơn lắm!”. 

Đại úy Huỳnh Văn Hải-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Pnôn-chia sẻ: Bà Siu Gơn là một trong 3 hộ mà đơn vị nhận giúp đỡ để vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, đơn vị còn nhận chăm sóc 1 cụ già neo đơn, giúp đỡ 2 gia đình chính sách; nhận “Nâng bước em đến trường” 2 cháu và nhận 1 cháu làm “Con nuôi đồn Biên phòng”. Mặt khác, đơn vị cũng phân công đảng viên tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, làng và 23 đảng viên Biên phòng phụ trách 118 hộ để thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống. 

ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.