Ia Pa tổ chức đánh giá giống lúa Đài thơm 8

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Công ty cổ phần Tập Đoàn Giống cây trồng Việt Nam-Chi nhánh Tây Nguyên vừa tổ chức đánh giá giống lúa thuần Đài thơm 8 tại xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa.
Giống lúa Đài thơm 8 được đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2020 tại cánh đồng lúa xã Ia Mrơn và Chư Răng với diện tích 51 ha, có hơn 100 hộ dân tham gia. Qua thực tế ghi nhận, Đài thơm 8 có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng. Đặc biệt là khả năng chống chịu đạo ôn ở giai đoạn lúa đẻ nhánh-trỗ, bạc lá ở giai đoạn cuối vụ vượt trội so với giống lúa khác. Bên cạnh đó, Đài thơm 8 có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày, năng suất đạt từ 7,5-8 tạ/sào, gạo có mùi thơm nhẹ đặc trưng, cơm trắng dẻo, thơm ngon. 
Bà con tham quan giống lúa Đài thơm 8. Ảnh: Như Loan
Bà con tham quan giống lúa Đài thơm 8. Ảnh: Như Loan
Đánh giá tổng thể đây là giống lúa rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tham quan thực tế trên đồng ruộng nhiều bà con mong muốn sẽ triển khai nhân rộng trong vụ Đông-Xuân sắp tới.
NHƯ LOAN

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.