Ia Pa: 69 cán bộ Mặt trận tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 20-10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác cho 69 cán bộ Mặt trận cơ sở.
Quang cảnh lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác Mặt trận tại huyện Ia Pa. Ảnh: Lê Đại
Quang cảnh lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác Mặt trận tại huyện Ia Pa. Ảnh: Lê Đại
Theo đó, trong thời gian 3 ngày (từ 20 đến 22-10), các học viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư được truyền đạt nội dung của 6 chuyên đề về: phòng-chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở cơ sở; hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp; công tác dân tộc, công tác tôn giáo của MTTQ Việt Nam; nâng cao chất lượng các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh của MTTQ Việt Nam.
Đây là hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
LÊ ĐẠI

Có thể bạn quan tâm

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.