Ia Grai giúp người nghèo “an cư lạc nghiệp”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 34 hộ DTTS nghèo xây dựng nhà ở, giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Ngôi nhà xây cấp 4 có diện tích 60 m2 vừa hoàn thành, đưa vào sử dụng đã giúp cho gia đình anh Rơ Châm Bong (làng Yam, thị trấn Ia Kha) có nơi ở ổn định, không phải lo mưa nắng. Tổng kinh phí xây dựng ngôi nhà là 120 triệu đồng, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 40 triệu đồng, còn lại gia đình đóng góp thêm.

Anh Bong vui vẻ nói: “Tôi rất vui khi được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng ngôi nhà vững chãi, kiên cố. Có nhà mới rồi, vợ chồng tôi sẽ cố gắng làm ăn để vươn lên thoát nghèo, có tiền trả nợ ngân hàng”.

Cùng chung niềm vui, anh Siu Duyên (làng Yam) cho hay: “Gia đình tôi thiếu đất sản xuất, nguồn thu nhập chính từ việc làm thuê nên không thể tích lũy tiền để sửa chữa căn nhà đã xuống cấp. Bao năm qua, cả gia đình ở trong ngôi nhà tạm. Giờ được Nhà nước hỗ trợ làm nhà mới, tôi rất mừng. Bây giờ không phải lo về chỗ ở nữa, chỉ làm sao cố gắng làm ăn để thoát nghèo”.

Gia đình anh Siu Duyên (làng Yam, thị trấn Ia Kha) vui vẻ khi có căn nhà mới. Ảnh: G.H

Gia đình anh Siu Duyên (làng Yam, thị trấn Ia Kha) vui vẻ khi có căn nhà mới. Ảnh: G.H

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022, thị trấn Ia Kha triển khai xây dựng 9 căn nhà cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở. Ông Thái Văn Ngự-Chủ tịch UBND thị trấn-cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, UBND thị trấn đã thông báo công khai đến 2 làng đồng bào DTTS và tiến hành họp dân bình xét, trong đó ưu tiên những hộ có nhà đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đồng thời, thống nhất với bà con về cách thức xây dựng, đảm bảo theo nguyện vọng của người dân, phù hợp với phong tục và thuận lợi nhất trong sinh hoạt. Trong giai đoạn 2021-2025, thị trấn dự kiến xây dựng 39 căn nhà cho các hộ đồng bào DTTS nghèo, khó khăn về nhà ở. Do đó, thị trấn tiếp tục huy động, lồng ghép mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân xóa nhà tạm, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Tương tự, năm 2022, xã Ia Sao đã triển khai hỗ trợ xây dựng 3 căn nhà cho các hộ đồng bào DTTS nghèo, khó khăn về nhà ở. Vợ chồng chị Rơ Châm Huân thuộc diện hộ nghèo của làng Yang, thu nhập chủ yếu từ 400 cây cà phê và 3 sào lúa nước. Hàng ngày, vợ chồng chị phải đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống. “Gia đình xin cảm ơn sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như các cấp chính quyền địa phương rất nhiều. Ngôi nhà mới sẽ giúp gia đình an cư lạc nghiệp, có thêm động lực cố gắng lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo”-chị Huân phấn khởi nói.

Chị Rơ Châm Huân thuộc diện hộ nghèo làng Yang, xã Ia Sao phấn khởi khi được về ở trong ngôi nhà mới. Ảnh: G.H

Chị Rơ Châm Huân thuộc diện hộ nghèo làng Yang, xã Ia Sao phấn khởi khi được về ở trong ngôi nhà mới. Ảnh: G.H

Theo bà Trương Thị Hải Vân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sao: Năm 2022, xã được giao nguồn vốn 331 triệu đồng từ Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Đến nay, UBND xã đã triển khai xây dựng 3 căn nhà cho hộ đồng bào DTTS nghèo (2 nhà ở làng Yang, 1 nhà ở làng Dút 1), hỗ trợ 3 bồn chứa nước cho 3 hộ (2 hộ làng Yang, 1 hộ làng Dút 1), hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 19 hộ.

“Để triển khai hiệu quả chương trình, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các thôn, làng rà soát tình trạng nhà ở của các hộ nghèo và nắm tâm tư nguyện vọng của bà con. Với phương châm công khai, minh bạch, các làng đã tổ chức họp để bình xét, trong đó ưu tiên những hộ có nhà ở xuống cấp, khó khăn hơn làm trước”-bà Vân cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Trương Thế Vinh-Trưởng phòng Dân tộc huyện-cho biết: Triển khai Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, huyện đã hỗ trợ nhà ở cho 34 hộ, đất ở cho 16 hộ, đất sản xuất cho 4 hộ, hỗ trợ nghề cho 56 hộ, hỗ trợ nước phân tán cho 18 hộ với tổng vốn hơn 2,9 tỷ đồng. Việc hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào DTTS nghèo góp phần quan trọng vào việc xóa nhà tạm, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.