Huế: Phụ huynh như "ngồi trên lửa" vì học sinh tiểu học phải thi học kỳ 1 tập trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều bậc phụ huynh có con em học tiểu học tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang sốt ruột vì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng vẫn phải chấp nhận chở con đến trường để ôn bài, làm bài thi học kỳ 1 theo yêu cầu của nhà trường.

PUN75 hỗ trợ đưa các bé có kết quả nghi ngờ mắc Covid-19 đi cách ly sau khi test nhanh tại trường vào chiều 3-1
PUN75 hỗ trợ đưa các bé có kết quả nghi ngờ mắc Covid-19 đi cách ly sau khi test nhanh tại trường vào chiều 3-1


Anh N.H. có con học lớp 1 trường Tiểu học Vĩnh Ninh (TP Huế) cho biết, sáng nay 4-1, anh chở cháu đến trường ôn bài mà “lòng như lửa đốt”. Cháu và các bạn cùng trường chưa được tiêm phòng vaccine Covid-19 nên rất dễ lây, mắc dịch bệnh. “Các bé rất hiếu động, không thể ý thức được việc giữ gìn vệ sinh tay chân, giữ khoảng cách”, anh N.H. âu lo.

Gần đó, chị M.T.H. chở con đến trường cho biết, giờ cũng gần kết thúc học kỳ 1 và chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán. Có thể cho các cháu học sinh THCS và THPT đã được tiêm 2 mũi vaccine đi học trước, rồi sau Tết Nguyên đán tới lớp nhỏ hơn. Hơn nữa, hầu như cả học kỳ 1 năm học 2021-2022, học sinh tiểu học chỉ học online thì giờ tổ chức kiểm tra online hoặc giáo viên phát đề thi để phụ huynh đến nhận đưa về nhà cho các con làm rồi nộp lại cho thầy cô chấm điểm cũng được.

Tương tự, chị Q.L. có con học lớp 1 trường Tiểu học Thuận Hòa (TP Huế) cho biết, học sinh tiểu học đều chưa tiêm vaccine Covid-19, trong khi thời tiết tại Huế mùa này ẩm thấp, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp lây lan.

“Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trấn an, chỉ những học sinh có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính với SARS-CoV-2 sau khi phụ huynh tự làm xét nghiệm cho bé mới được vào trường. Song ai dám đảm bảo tất cả phụ huynh đều test cho con chính xác về phương pháp lấy mẫu. Chưa hết, độ tin cậy về chất lượng của các test xét nghiệm nhanh đâu đảm bảo chính xác. Đó là tiêu chí mang nặng tính hình thức, việc làm không hợp lý, không hiệu quả trong phòng chống dịch Covid-19”, chị Q.L. nói.

 

Hội phản ứng nhanh tỉnh Thừa Thiên - Huế (PUN75) hỗ trợ đưa các học sinh tiểu học tại TP Huế đi cách ly sau khi test nhanh
Hội phản ứng nhanh tỉnh Thừa Thiên - Huế (PUN75) hỗ trợ đưa các học sinh tiểu học tại TP Huế đi cách ly sau khi test nhanh


Nhiều phụ huynh khác cũng cho rằng, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhất là số ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng tại TP Huế luôn cao nhất tỉnh Thừa Thiên – Huế trong vòng gần 1 tháng nay và chưa có dấu hiệu giảm thì đây chưa phải là thời điểm thích hợp để học sinh tiểu học quay trở lại trường.

Trước mắt, cần có khoảng thời gian theo dõi, đánh giá đầy đủ khi các học sinh THCS và THPT đã đi học hết. Thời gian đánh giá này có thể kéo dài từ 2 tuần đến 1 tháng, trong thời gian này nhóm tiểu học phải chích ngừa vaccine đầy đủ và tối thiểu là 2 tuần trở lên thì mới đi học. Việc chích ngừa cho trẻ làm giảm khả năng chuyển nặng, các cơ sở y tế cũng phải sẵn sàng tiếp nhận những trẻ mắc bệnh để điều trị kịp thời.

Theo anh L.C.N.Th. (phường An Tây, TP Huế), các trường buộc phụ huynh phải lựa chọn: Một là bất chấp nguy hiểm đưa con em đến trường làm bài kiểm tra trực tiếp để lấy điểm số. Hai là sẽ không có kết quả kiểm tra học kỳ để báo cáo, ghi học bạ. Đó là một sự đánh đổi không cần thiết khi cả năm nay mọi người đã bị đảo lộn cuộc sống vì dịch bệnh.


Trong khi các chuyên gia giáo dục cho rằng, đối với bậc học tiểu học, việc đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh là cả quá trình, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và kiểm tra định kỳ, trong đó đánh giá thường xuyên là quan trọng. Vậy tại sao phải nóng vội, buộc học sinh đến trường trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp chỉ để làm bài kiểm tra học kỳ, lấy một vài con điểm?

Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày 3-1, nhiều phụ huynh tự mua kit test nhanh Covid-19 về nhà thực hiện và gửi hình ảnh kết quả đến các trường học tiểu học thông qua zalo của các giáo viên chủ nhiệm. Một số trường tiểu học khác tại TP Huế đã được Hội phản ứng nhanh tỉnh Thừa Thiên - Huế (PUN75) hỗ trợ thực hiện test nhanh Covid-19 tập trung cho học sinh toàn trường. Kết quả test nhanh Covid-19 vào chiều 3-1, một số học sinh nghi ngờ mắc Covid-19 đã được nhà trường phối hợp lực lượng phòng chống dịch địa phương kiểm tra và sau đó PUN75 hỗ trợ đưa đến khu cách ly tập trung theo quy định.

Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, bắt đầu từ ngày hôm nay (4-1), các trường tiểu học tại TP Huế đón học sinh tiểu học quay trở lại trường để ôn tập và kiểm tra học kỳ 1 trực tiếp các môn học tại trường sau một thời gian ở nhà học online để phòng chống dịch Covid-19.

Ngoài việc sẵn sàng cơ sở vật chất, phương án phòng dịch theo quy định để tổ chức triển khai việc ôn tập và kiểm tra học kỳ 1 trực tiếp các môn học, đảm bảo an toàn phòng chống dịch, các trường còn phối hợp với phụ huynh thực hiện test nhanh Covid-19 cho các cháu học sinh trước ngày trở lại trường.

Các trường chưa cho các cháu học sinh có kết quả test nhanh nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc là F1 đến trường. Đồng thời, các trường sẽ tổ chức kiểm tra học kỳ bổ sung vào thời điểm và hình thức phù hợp sau cho các học sinh chưa thể tham dự kiểm tra học kỳ 1 trong tuần này tại các trường do ảnh hưởng dịch bệnh.

Theo VĂN THẮNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.