Ảnh minh họa: Internet |
Theo đó, kế hoạch này điều chỉnh nguồn vốn để thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, dự kiến khả năng huy động vốn giai đoạn 2021-2025 là 4.371,636 tỷ đồng (kế hoạch trước đây là 5.912,965 tỷ đồng).
Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 2.953,233 tỷ đồng (vốn đầu tư 1.540,203 tỷ đồng, dự kiến vốn sự nghiệp là 1.413,03 tỷ đồng). Vốn ngân sách địa phương 610,716 tỷ đồng (bao gồm vốn đầu tư 469,413 tỷ đồng (đối ứng theo quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ 154,02 tỷ đồng; ngân sách địa phương ưu tiên bố trí theo Chương trình số 29-CTr/TU ngày 20-1-2022 của Tỉnh ủy là 315,393 tỷ đồng); dự kiến vốn sự nghiệp là 141,303 tỷ đồng (đối ứng theo quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg).
Về vốn lồng ghép, thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 35/2022/NQ-HĐND ngày 9-12-2022 của HĐND tỉnh ban hành quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Dự kiến vốn vay tín dụng chính sách là 701,576 tỷ đồng (thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025). Dự kiến vốn huy động hợp pháp khác là 106,111 tỷ đồng.