Gia Lai: Đốc thúc giải ngân vốn chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 3330/UBND-NL về tập trung triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong các tháng cuối năm 2023.

Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (sau đây gọi tắt là Chương trình), UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm Thông báo số 130/TB-VP của Văn phòng UBND tỉnh ngày 3-10-2023 về kết luận của đồng chí Trương Hải Long - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị trực tuyến về đánh giá việc triển khai 3 Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình của các bộ, ngành Trung ương, chủ động hướng dẫn hoặc tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Việc thực hiện, giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại một số đơn vị, địa phương còn chậm. Ảnh: Hà Duy

Việc thực hiện, giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại một số đơn vị, địa phương còn chậm. Ảnh: Hà Duy

Các sở, ngành, đơn vị được giao chủ trì các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình tại Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21-7-2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025) trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chủ động giải quyết hoặc tham mưu UBND (nếu vượt thẩm quyền) các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nội dung được giao chủ trì.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu một số nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh về trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 12/2022/TT-BNPTNT ngày 20-9-2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình này; đồng thời, có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15-12-2023.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư phát triển đã giao các địa phương thực hiện Dự án 6 - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, hướng dẫn kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của địa phương, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30-11-2023.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung công tác điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tạo quỹ đất ở, đất sản xuất gắn kết với công tác quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư cho từng địa bàn. Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, trong đó ưu tiên cho các hộ là đối tượng trong kế hoạch được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình.

Thực hiện các chương trình MTQG, nhiều địa phương trong tỉnh đã cấp phát lúa giống cho người dân để phát triển sản xuất. Ảnh: Đ.T

Thực hiện các chương trình MTQG, nhiều địa phương trong tỉnh đã cấp phát lúa giống cho người dân để phát triển sản xuất. Ảnh: Đ.T

Đồng thời, các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, huy động sự tham gia đóng góp của người dân, doanh nghiệp (các nguồn vốn lồng ghép, huy động khác), đặc biệt đối với các nội dung, dự án hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người dân tộc thiểu số, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng.

Định kỳ, thứ tư hàng tuần và trước ngày 20 hàng tháng, các đơn vị được giao dự toán, UBND cấp huyện báo cáo tiến độ giải ngân nguồn vốn, gửi Ban Dân tộc (cơ quan chủ trì), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, đôn đốc và nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26-5-2022 của Ủy ban Dân tộc về quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình này.

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).