Tăng tốc triển khai chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngay sau khi UBND tỉnh Gia Lai giao kế hoạch năm 2024, các địa phương đã chủ động đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Trao đổi với P.V, ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc tỉnh-cho hay: Năm 2024, đơn vị tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Năm 2024, nguồn vốn phục vụ chương trình này là 932 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách trung ương hơn 709 tỷ đồng; nguồn ngân sách địa phương gần 90 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng trực tiếp cho các dự án, hoạt động của chương trình hơn 130 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép 2,7 tỷ đồng.

Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm cải thiện thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế. Ảnh: S.C

Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm cải thiện thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế. Ảnh: S.C

Với quyết tâm thực hiện tốt chính sách dân tộc, huyện Phú Thiện đã tập trung hỗ trợ nhà ở cho 45 hộ, đất ở cho 4 hộ, chuyển đổi nghề cho 115 hộ, nước sinh hoạt cho 189 hộ. Đối với công tác bố trí, sắp xếp dân cư làng Kinh Pêng (xã Chư A Thai), huyện đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai đồng bộ các hạng mục, khối lượng thực hiện đến cuối năm 2023 đạt 55%.

Năm 2024, huyện được UBND tỉnh phân bổ 28 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 10,5 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Hiện nay, huyện đang tổng hợp phân bổ vốn đầu tư và sự nghiệp cho các đơn vị, địa phương, dự kiến cuối tháng 1 sẽ trình HĐND huyện thông qua nghị quyết phân bổ vốn theo quy định.

Ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Huyện thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, vận động, phát huy dân chủ cơ sở, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát tại các đơn vị, địa phương được giao vốn.

Trong khi đó, năm 2022, huyện Đak Pơ được giao 10,7 tỷ đồng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp để thực hiện chương trình. Huyện đã giải ngân hơn 9,5 tỷ đồng, đạt 88,5% kế hoạch vốn. Năm 2023, tổng nguồn vốn được giao là 32,7 tỷ đồng; đã giải ngân hơn 14 tỷ đồng, đạt 42,9% kế hoạch vốn.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Thị Thương, triển khai Dự án 1 về hỗ trợ nhà ở, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể đã hỗ trợ thêm để xây dựng mỗi căn nhà trị giá 80-100 triệu đồng.

Theo đó, năm 2022 đã hỗ trợ xây dựng 55 căn nhà, năm 2023 hỗ trợ xây dựng 21 căn nhà. Năm 2024, từ nguồn vốn ngân sách địa phương, huyện dự kiến hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 14 hộ DTTS với số tiền 616 triệu đồng.

Đồng thời, huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thực hiện chính sách cấp báo, tạp chí cho các đối tượng thụ hưởng đúng quy định.

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2023, đại diện lãnh đạo một số địa phương đề nghị Chính phủ nâng mức hỗ trợ đất ở, đất sản xuất để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm xem xét bổ sung đối tượng để triển khai các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn tiếp theo...

Bà con dân tộc thiểu số chịu khó đầu tư phát triển chăn nuôi để tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh: Sơn Ca

Bà con dân tộc thiểu số chịu khó đầu tư phát triển chăn nuôi để tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh: Sơn Ca

Liên quan đến các giải pháp thực hiện chương trình năm 2024, ông Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho hay: “Huyện tổ chức quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân, nhất là ở vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới về chương trình.

Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và ban hành các kế hoạch, văn bản điều hành quản lý, hướng dẫn để triển khai thực hiện chương trình đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đề xuất các giải huy động thêm nguồn vốn xã hội hóa, đóng góp hợp pháp của cộng đồng để bổ sung nguồn lực thực hiện chương trình”.

Để triển khai thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đề nghị Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao năng lực công tác tham mưu, phối hợp, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án; tăng cường tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình; nghiên cứu, tham mưu đề xuất UBND tỉnh triển khai các chương trình, chính sách dân tộc kịp thời và đúng quy định.

Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chính sách dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1- 0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

(GLO)- Sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình “Khu chợ không dùng tiền mặt” tại Trung tâm Thương mại thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế số của địa phương.