Hơn 1/3 trong tổng số 43 triệu người Ukraine đã phải rời bỏ quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ngoài bế tắc trên thực địa, ngân sách thâm hụt nghiêm trọng, nhận định trên tờ The Washington Post mới đây, các chuyên gia (Michael O'Hanlon, Constanze Stelzenmüller, David Wessel) tại Viện Brookings cho rằng, khi mùa đông dần ôn hòa ở Đông Âu chuyển sang mùa xuân và đất cứng hơn, cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ bước sang một giai đoạn mới.
Xung đột Nga- Ucraine chuyển sang một giai đoạn mới. Ảnh: RIA Novosti

Xung đột Nga- Ucraine chuyển sang một giai đoạn mới. Ảnh: RIA Novosti

Tuy nhiên, Ucraine đã và đang trải qua một giai đoạn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vì chiến sự người dân buộc phải liên tục sơ tán. Theo chuyên gia O'Hanlon, các nước láng giềng của Ukraine ở châu Âu đang tiếp nhận trên 5 triệu người sơ tán “một cách hào phóng”.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính, chi phí để tiếp nhận một người tị nạn và cung cấp hỗ trợ trong một năm là khoảng 10.000 euro và thường là cao hơn trên thực tế. Điều này đồng nghĩa từ mùa hè năm ngoái, châu Âu đã chi hơn 40 tỷ euro cho người tị nạn Ukraine - nhiều hơn nhiều so với số tiền khiêm tốn mà Mỹ và Canada chịu rút hầu bao.

Về phần mình, chuyên gia Constanze Stelzenmüller cho rằng xung đột đã thay đổi cuộc sống của người Ukraine khi hơn 1/3 số người dân phải di dời với gần 5,3 triệu người đăng ký tị nạn trên khắp châu Âu (không bao gồm Belarus và Nga). Ngoài ra, gần 5,4 triệu người phải sơ tán ở trong nước.

Chính phủ và nhiều tổ chức xã hội ở các nước sở tại đã đưa ra các chương trình đặc biệt để bảo vệ tạm thời người tị nạn, cấp tư cách pháp nhân và tiếp cận các dịch vụ công cộng. Khi áp lực lên Nga, Ucraine gia tăng, giao tranh tiếp diễn sẽ khiến cho việc trở về an toàn của những người tị nạn ngày càng trở nên xa vời. Sự gắn kết của họ tại nơi lánh nạn sẽ ngày càng sâu sắc hơn, cơ hội mới về giáo dục và việc làm, đặc biệt đối với những người trẻ, có thể làm giảm nhu cầu quay về quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phát động đợt thi đua cao điểm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phát động đợt thi đua cao điểm

(GLO)- Ngày 8-7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ phát động Phong trào thi đua cao điểm “Phất cao cờ hồng tháng Tám, Thi đua giành 3 nhất" và Phong trào thi đua "Bộ đội Biên phòng tỉnh thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025. Hội nghị do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm.

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

(GLO)- Chiều 29-6, tại TP. Quy Nhơn, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về sắp xếp tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

null