Hơn 1.061,8 tỷ đồng thực hiện các chương trình MTQG, KCH hạ tầng giao thông và kênh mương năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 3056/SKHĐT-QLN về thông báo dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), kiên cố hóa (KCH) hạ tầng giao thông và kênh mương.

Theo đó, dự kiến tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện các chương trình MTQG, KCH hạ tầng giao thông và kênh mương là 1.061,827 tỷ đồng.

Cụ thể, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, dự kiến kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 là 470,517 tỷ đồng; trong đó: ngân sách trung ương là 410,517 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 60 tỷ đồng. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, dự kiến kế hoạch vốn là 91,328 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương là 79,328 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 12 tỷ đồng. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, dự kiến kế hoạch vốn là 409,982 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương là 327,982 tỷ đồng (vốn trong nước là 291,715 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 36,267 tỷ đồng), ngân sách tỉnh là 82 tỷ đồng. Chương trình KCH hạ tầng giao thông và kênh mương, dự kiến kế hoạch vốn là 90 tỷ đồng.

Xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Ảnh: Trần Đức

Xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Ảnh: Trần Đức

Căn cứ nguyên tắc phân bổ và dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các chủ đầu tư, chủ dự án/tiểu dự án thành phần, UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất nhu cầu vốn đầu tư phát triển thực hiện các dự án theo từng nhiệm vụ, nội dung hoạt động thuộc các chương trình MTQG theo thứ tự ưu tiên, bảo đảm phù hợp với từng chương trình, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung, không dàn trải, đem lại hiệu quả cao, có tác động và tạo sức lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cùng với đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, đề xuất nhu cầu vốn đầu tư phát triển thực hiện các dự án thuộc Chương trình KCH hạ tầng giao thông và kênh mương (tại phụ lục kèm theo), hỗ trợ hợp tác xã, hỗ trợ huyện đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo nguyên tắc phân bổ và dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 được nêu trên. Sở Y tế đề xuất kế hoạch năm 2024 sử dụng vốn nước ngoài thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Gia Lai.

Các cơ quan, địa phương gửi báo cáo đề xuất về các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Lao động-Thương binh và Xã hội và Ban Dân tộc tỉnh trước ngày 22-10-2023.Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án đầu tư khởi công mới năm 2024 để hoàn thành kế hoạch giao vốn đầu tư phát triển đảm bảo theo quy định Luật Đầu tư công trước ngày 30-11-2022. Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG do cơ quan mình quản lý gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 25-10-2023.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.