Hội thao các dân tộc thiểu số năm 2023: Bảo tồn và phát huy các môn thể thao truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Gia Lai năm 2023 không chỉ là cơ hội để vận động viên (VĐV) giao lưu, học hỏi kinh nghiệm mà còn là nền tảng góp phần gìn giữ và phát huy các môn thể thao truyền thống mang đậm đà bản sắc.

Hội thi năm nay diễn ra trong 3 ngày (từ 30-5 đến 1-6) tại nhiều địa điểm thi đấu: Nhà Thi đấu thể thao tỉnh, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Trường THPT chuyên Hùng Vương, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh với 7 môn gồm: Việt dã, bóng đá nam, bóng chuyền nam, bắn nỏ, cà kheo, đẩy gậy, kéo co.

Nếu năm 2022 có 396 VĐV tham gia hội thi thì năm nay ghi nhận sự vượt trội về số lượng VĐV với 478 VĐV của 17 huyện, thị xã, thành phố. Điều này chứng tỏ phong trào tập luyện các môn thể thao truyền thống có những chuyển biến tích cực. Ở hầu hết môn thi đều có sự gia tăng về số lượng VĐV tranh tài.

Các VĐV môn cà kheo so kè với nhau trên từng đường chạy. Ảnh: L.V.N

Các VĐV môn cà kheo so kè với nhau trên từng đường chạy. Ảnh: L.V.N

Đặc biệt, hội thi diễn ra ngay trước thềm Hội thi thể thao các DTTS toàn quốc lần thứ XIII khu vực II do tỉnh Gia Lai đăng cai vào trung tuần tháng 6 này. Do đó, các đoàn đều có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc tranh tài khiến chất lượng chuyên môn của hội thi được nâng cao rõ rệt. Những đơn vị có truyền thống tiếp tục chứng tỏ thế mạnh của mình.

Đơn cử như ở môn cà kheo, đoàn Đức Cơ và Chư Păh vẫn so kè với nhau trên từng cự ly đường chạy. Đoàn Đức Cơ vẫn nhỉnh hơn đối thủ khi giành 4 huy chương vàng (HCV), trong khi đó Chư Păh giành 3 HCV; HCV còn lại ở môn cà kheo thuộc về đoàn TP. Pleiku. Trong số này, VĐV Rơ Châm Dác (Đức Cơ) đã giành được 2 HCV ở cự ly sở trường là 100 m và 400 m.

Vận động viên Rơ Châm Dác hồ hởi chia sẻ: “Tôi đã tập luyện rất nghiêm túc cho giải lần này. Năm trước ở hội thi toàn quốc, tôi giành được 2 HCV. Trong hội thi toàn quốc năm nay, khi được thi đấu ở Gia Lai, tôi sẽ cố gắng bảo vệ thành công thành tích của mình”.

Ở môn đẩy gậy, các VĐV đến từ Đak Đoa cho thấy sự thống trị với việc giành 11/18 HCV. Với nhiều “tuyển thủ” trong đội đẩy gậy tỉnh, Đak Đoa đã thể hiện sức mạnh của một đơn vị có đầu tư chuyên môn tốt. Ông Nguyễn Thanh Hồng-Huấn luyện viên đội đẩy gậy huyện Đak Đoa-cho hay: “Nhờ một số hạt nhân ở các thôn, làng, gây dựng được phong trào nên chúng tôi có nhiều cơ hội sàng lọc các VĐV chất lượng tham gia giải. Một số VĐV được thi đấu ở nhiều giải toàn quốc đã mang kinh nghiệm, chuyên môn của mình truyền đạt cho các VĐV kế cận. Hy vọng với phong độ này, họ sẽ tiếp tục tỏa sáng ở hội thi toàn quốc, góp phần giúp đoàn Gia Lai đạt thành tích cao ở giải đấu năm nay”.

Ở môn việt dã, Đak Đoa vẫn chứng tỏ mình là cái nôi của các chân chạy người DTTS. Trong 4 nội dung đơn nam, đơn nữ, đồng đội nam, đồng đội nữ, Đak Đoa giành đến 3 HCV. Tấm HCV duy nhất mà họ để lọt khỏi tầm tay thuộc về VĐV Nông Minh Nguyệt (huyện Chư Sê) ở cự ly 3 km cá nhân nữ. Minh Nguyệt là cựu VĐV của đội tuyển điền kinh Gia Lai nên đây không phải là kết quả quá bất ngờ.

Các cuộc so tài của VĐV đẩy gậy diễn ra với chất lượng chuyên môn cao. Ảnh: Văn Ngọc

Các cuộc so tài của VĐV đẩy gậy diễn ra với chất lượng chuyên môn cao. Ảnh: Văn Ngọc

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất toàn đoàn cho đoàn TP. Pleiku với 348 điểm, đoàn Đak Đoa xếp thứ 2 với 324 điểm, đoàn Ia Grai xếp thứ 3 với 169 điểm.

Trong khi đó, môn bắn nỏ có sự đồng đều giữa các đơn vị. Đặc biệt, các đoàn VĐV ưu tiên sử dụng các tay bắn trẻ ở lứa tuổi 18-20 và đều mang về thành tích cao. Tiêu biểu như đoàn TP. Pleiku giành 2 HCV, Ia Grai giành 2 HCV, Chư Pưh và Đức Cơ mỗi đơn vị giành 1 HCV.

Bên cạnh những đơn vị có bề dày truyền thống, hội thi năm nay đã xuất hiện những bất ngờ thú vị. Môn bóng chuyền vốn là thế mạnh của Krông Pa, Ia Pa, Ayun Pa. Tuy nhiên, ở hội thi năm nay, đội bóng chuyền huyện Đak Đoa đã khiến tất cả ngỡ ngàng khi giành chức vô địch một cách thuyết phục. Với 5 đội bóng thi đấu vòng tròn một lượt, Đak Đoa đã toàn thắng cả 4 trận. Trong đó, ấn tượng hơn cả là màn lội ngược dòng 3-2 trước ứng cử viên lớn nhất cho chức vô địch Krông Pa dù trước đó đã để dẫn trước 2-0. Hay ở môn bóng đá, đội bóng huyện Chư Prông trong lần đầu tham dự đã xuất sắc thắng 2 trận ở vòng bảng để lọt vào bán kết với TP. Pleiku. Ở trận đấu này, họ đã chơi đầy quả cảm và suýt nữa đã hạ gục đối thủ. Đáng tiếc, Chư Prông đã thất bại trên chấm penalty để giành huy chương đồng.

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-đánh giá: “Hội thi không chỉ là giải đấu thể thao đơn thuần mà còn là cơ hội bảo tồn, phát huy các môn thể thao truyền thống của đồng bào DTTS, tăng cường sự giao lưu học hỏi lẫn nhau, thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Sau hội thi này, các huấn luyện viên sẽ tuyển chọn, bồi dưỡng các VĐV nòng cốt để tham gia Hội thi thể thao các DTTS toàn quốc lần thứ XIII khu vực II do Gia Lai đăng cai với mục tiêu nằm trong top những đơn vị dẫn đầu toàn đoàn”.

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.