Hội nghị đảm bảo chất lượng, an toàn và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị “Đảm bảo chất lượng, an toàn và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam” theo hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo đề dẫn về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông lâm thuỷ sản; báo cáo hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; kinh nghiệm của Canada trong quản lý chất lượng, an toàn, đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ theo chuỗi giá trị nông sản thực phẩm.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng hiện nay chúng ta cần phải thay đổi tư duy cho người sản xuất, đó là phải chuyển từ tư duy bán nông sản cho người tiêu dùng sang tư duy bán niềm tin, bán sức khoẻ, bán giá trị cho người tiêu dùng, bởi khi niềm tin mất đi rồi sẽ khó lấy lại được. Nếu ngày nào chúng ta còn bán nông sản, bán giá cả thì chúng ta chưa giàu được, vì giá trị nó hơn rất nhiều giá cả. Giá trị nó tích hợp tất cả những tâm thế, văn hóa, xã hội, niềm tin vào một sản phẩm nông sản. Theo Bộ Trưởng Lê Minh Hoan, tầm quan trọng của sản xuất thực phẩm sạch sẽ quyết định đến giá trị kinh tế cũng như vị thế của người sản xuất cho đến doanh nghiệp trên thị trường, nhất là trong việc khẳng định giá trị, vị thế của thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam khi tham gia xuất khẩu sang các nước. Với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về thực phẩm sạch, nên cần phải thay đổi thói quen canh tác truyền thống của người nông dân, thay vào đó là sản xuất theo tiêu chuẩn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng vệ sinh thực phẩm theo phương châm kinh doanh uy tín để quyết định đến giá trị sản xuất. Đây là vấn đề đặt ra cho các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng bà con nông dân trong việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng.

Tại hội nghị, đã diễn ra lễ ký kết chương trình hợp tác về sản xuất, tiêu thụ thực phẩm an toàn giữa 4 bên: Cục Quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh, Ban An toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, Dự án An toàn thực phẩm vì sự phát triển. Việc ký kết nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm các bên liên quan trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản đảm bảo an toàn thực phẩm; đấu tranh, ngăn chặn hiệu qủa việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thuỷ sản không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Qua đó, thúc đẩy sản xuất gắn mã số vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở sản xuất gắn với cơ sở sơ chế, chế biến và hệ thống các nhà bán lẻ; khuyến khích tiêu thụ nông-lâm-thuỷ sản có nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm; phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tuyên truyền, vận động việc đảm bảo chất lượng, an toàn và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng.

VŨ THẢO

 

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.