Hoàng Đức lớn lên sau những cú sốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khác với đa số đồng nghiệp coi bóng đá là con đường duy nhất để thoát nghèo, Nguyễn Hoàng Đức đến với bóng đá rất tự nhiên, êm ả không chút sóng gió. Chính cá tính trầm lặng và hiền lành đó từng khiến anh bị đánh giá là thiếu động lực để rồi nhận những cú sốc lớn đầu đời.

Hoàng Đức từ vai phụ vươn lên thành trụ cột. Ảnh: Ngọc Linh
Hoàng Đức từ vai phụ vươn lên thành trụ cột. Ảnh: Ngọc Linh


Cú sốc tuổi 16

Bóng đá đến với Hoàng Đức rất tự nhiên, khi chàng trai sinh năm 1998 đá bóng cùng đám bạn lớp 4, rồi được bốc lên tuyển thành phố đi đá giải tỉnh với các anh lớp 5, sau đó là các lớp U.11, U.13 Hải Dương. Đến việc xa nhà xuống Hà Nội tập bóng đá tại Viettel cũng đơn giản. Hoàng Đức về sau nhớ lại: “Vào đội tuyển tỉnh, tôi cũng không suy nghĩ gì nhiều, chỉ cảm thấy đi tập đá bóng cho vui thôi. Đến lớp 8, bác tôi giới thiệu lên thi kiểm tra ở Trung tâm Viettel. Ban đầu gia đình không thích vì sợ tôi vất vả. Nhưng khi tôi xin thì mọi người cũng đồng ý và đích thân bố chở tôi đến Viettel để các thầy xem giò cẳng. Ở cái tuổi 13, tôi nào biết nghĩ xa xôi, cứ đơn giản đến Hà Nội chơi bóng sẽ vui chứ nào biết đến tương lai thế nào, làm gì biết thần tượng nào...”.

Ký ức học bóng đá ở Viettel của Hoàng Đức vui nhiều hơn buồn. Hoàn cảnh gia đình ổn khiến anh hồn nhiên đến với trái bóng, không già trước tuổi như bạn cùng lứa cho đến cú sốc ở tuổi 16. Đó là ngày HLV Ngô Tiến Dũng gọi 3 học trò gồm Hoàng Đức, Đình Tiến (nay đang chơi cho SLNA) và Bùi Văn Dũng (đã xuất ngoại), trầm mặt nói một câu sét đánh: “3 đứa không phát triển được!”. Đang ngái ngủ, Hoàng Đức và 2 người bạn sững người vì bất ngờ và hoảng sợ. Ở Viettel, nguyên tắc đào thải rất rõ: kiểm tra 6 tháng 1 lần, ai không đạt thì bị cho về nhà. Khi đó, Hoàng Đức đang là thành viên “lứa vàng 1998” của Viettel nên tính cạnh tranh càng gắt gao. “Thầy Dũng về sau nói thầy đã đứng ra chịu trách nhiệm bảo vệ cho 3 đứa, xin cho thêm 6 tháng nữa để thể hiện. Đó là lần đầu tiên tôi sốc nặng, biết cảm giác mất ăn mất ngủ vì một nỗi lo sợ, vì tưởng như bị loại về nhà rồi”, Hoàng Đức chia sẻ.

Bị chỉ trích tại U.20 World Cup 2017

Việc HLV Thành Công xuất hiện dẫn dắt U.17 Viettel năm 2015 chính là giai đoạn bước ngoặt của Hoàng Đức. Để ý cầu thủ đằng sau vẻ ngoài mảnh khảnh, điệu bộ có vẻ “lơ phơ, lất phất” là tư duy chơi bóng đá khác với chúng bạn này, ông chọn cách tiếp cận gần gũi, nhẹ nhàng tâm sự với Hoàng Đức để thấu hiểu nội tâm chàng trai. Những lời chia sẻ của HLV Thành Công như một đốm lửa nhỏ thắp sáng khát vọng và động lực cho cậu bé Hoàng Đức đang loay hoay lột xác trở thành chàng trai trẻ, giúp anh nhìn rõ niềm vui chơi bóng và khao khát vươn lên của một cầu thủ chuyên nghiệp. Hoàng Đức được ra sân nhiều hơn, tự tin thể hiện hơn những tố chất kỹ thuật với cái chân trái xuất sắc và nhãn quan đặc biệt thông minh của mình. Nỗi lo bị đào thải được đẩy lùi, tiền vệ quê Hải Dương dần trở thành một nhân tố quan trọng của Viettel. Hoàng Đức thổ lộ: “Khó khăn lớn nhất khi theo bóng đá, đối với tôi là do thể hình mỏng cơm nên tôi chạy yếu so với các bạn. Thường tôi đá chỉ tầm hơn 1 hiệp là đuối sức. Điều này một phần do cơ địa nhưng cũng vì không thực sự tập luyện siêng như đám bạn. Rất may tôi đã gặp thầy Công đúng lúc”.

 

Hoàng Đức (phải) với vẻ ngoài mảnh khảnh nhưng chơi cực hay ở tuyến giữa đội tuyển Việt Nam. Ảnh: Ngọc Linh
Hoàng Đức (phải) với vẻ ngoài mảnh khảnh nhưng chơi cực hay ở tuyến giữa đội tuyển Việt Nam. Ảnh: Ngọc Linh


Sau nhiều lần lỡ hẹn với U.19 Việt Nam, Hoàng Đức được chọn dự U.20 World Cup 2017 vì phù hợp với đòi hỏi chiều cao của một trung vệ và tiền đạo trong những cuộc chiến với đối thủ mạnh như New Zealand, Pháp và Honduras. Ngay trận mở màn, Hoàng Đức đã nhận cú sốc thứ 2 trong đời, sau pha bỏ lỡ khó tin trước khung thành trống của New Zealand từ khoảng cách 6 m. Việt Nam hụt mất 3 điểm quan trọng, chàng trai Viettel vô tư lần đầu ra biển lớn bàng hoàng, ngơ ngác trước bão chỉ trích của một bộ phận dư luận. Anh nhớ lại: “Được chọn đi Hàn Quốc tôi không thấy áp lực gì, chỉ thấy vui sướng và hồi hộp mong chờ ra sân. Nhưng khi về bị chửi như vậy tôi sốc nặng. Lần đầu tiên tôi biết đến cảm giác nhiều người mắng vốn đến thế. Đó là bài học rất đắt giá cho tôi trong đời cầu thủ”.

Từ vai phụ thành kép chính

Hoàng Đức được HLV Park Hang-seo trao nhiều cơ hội ra sân tại 3 trận quyết định ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 lần lượt gặp Indonesia, Malaysia và UAE. Sau đó, anh cùng Viettel đá 6 trận vòng bảng AFC Champions League. Chính những cơ hội cọ xát quốc tế quý giá đó giúp Đức vụt sáng khi ra sân trước Ả Rập Xê Út và sau đó là Úc ở vòng loại thứ 3, khẳng định suất đá chính bên cạnh Tuấn Anh. Đức nói: “Tôi thực sự cũng rất bất ngờ với chính mình vì hàng tiền vệ đội tuyển toàn là các anh hay, được vào thay đã là mừng rồi, vậy mà giờ được thầy tin tưởng. Tôi thấy mình cũng may mắn, một phần vì vài trụ cột của đội tuyển bị chấn thương, phần khác nhờ các anh lớn kèm cặp cộng với nỗ lực và được thầy Park, thầy Lee chỉ bảo tận tình, giúp tôi ngày càng ổn định hơn, chơi đầy sức mạnh hơn trong vai trò là cầu nối ở trục giữa”.

Xác định phát triển đều, chậm mà chắc, màn trình diễn từ vai phụ thành kép chính của Hoàng Đức đang thu hút sự chú ý không chỉ ở Việt Nam mà còn lan rộng sang tận Thái Lan và Hàn Quốc. Hiện một loạt CLB đang đưa ra lời mời anh xuất ngoại. Hãy tin rằng sau những cú sốc đầu đời và sự điềm đạm đang có, Hoàng Đức sẽ sớm có quyết định đúng đắn để định ra hướng đi phù hợp nhất với bản thân mình.

 

 

Ảnh: Độc Lập
Ảnh: Độc Lập



Nguyễn Hoàng Đức
Ngày sinh: 11.1.1998
Nơi sinh: Bình Giang, Hải Dương
Chiều cao: 1,83 m
Cân nặng: 77 kg
Vị trí: Tiền vệ trung tâm

Thành tích

CLB Viettel: HCB U.17 quốc gia (QG - 2015); Cầu thủ xuất sắc nhất VCK U.19 QG 2016; Á quân U.19 2016; Á quân U.21 2017; Á quân hạng nhất 2016; Vô địch hạng nhất 2018; Á quân Cúp QG 2020; Vô địch V-League 2020; Á quân Siêu cúp QG 2020.

Đội tuyển quốc gia: Dự U.20 World Cup 2017 tại Hàn Quốc; HCV SEA Games 2019; Tổng cộng có 369 phút thi đấu trong 6 trận của tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022

 


-----------------------------------------------------------------------------
 

Sát thủ của những trận cầu lớn

Cá tính trầm lặng, Hoàng Đức thường chỉ thích nói bằng những câu chuyện với trái bóng trên sân cỏ. Đặc biệt đối thủ càng mạnh, anh sẽ thi đấu càng thêm cảm hứng, như cách tung cú nã đại bác ghi bàn quyết định vào cuối trận giúp Việt Nam đánh bại Indonesia ở vòng bảng SEA Games 2019. Đức cũng được cho là người có trái tim ấm áp, rất thương người, hay mua quà cho các em ở Viettel, hoặc lặng lẽ cho tiền những em có gia cảnh khó khăn trong học viện.


Theo Tiểu Bảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.