Hỗ trợ kỹ thuật cho mô hình dệt thổ cẩm xã Chư Don

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ các ngày 24 đến 26-3, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai hoạt động “Hỗ trợ kỹ thuật cho mô hình dệt thổ cẩm” tại làng Thơ Ga B, xã Chư Don.

Tham gia hội nghị có 10 thành viên là phụ nữ dân tộc thiểu số thuộc Mô hình dệt thổ cẩm, làng Thơ Ga B, xã Chư Don. Dưới sự hướng dẫn tận tình của nghệ nhân Kpă H’Mi-thợ dệt giỏi, các thành viên được tìm hiểu về công tác bảo tồn nghề dệt truyền thống; giới thiệu giá trị nghề dệt truyền thống của đồng bào Jrai; giải pháp bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống; xây dựng, bồi dưỡng, phát triển lực lượng nghệ nhân dệt.

z6437464491854-ce6e75185eabc21d871bd7496705595c.jpg
Các thành viên là phụ nữ dân tộc thiểu số thuộc Mô hình Dệt thổ cẩm, làng Thơ Ga B, xã Chư Don. Ảnh: Ngọc Thu

Bên cạnh đó, các thành viên được nâng cao về kỹ thuật gieo trồng cây bông, kỹ thuật làm sợi; kỹ thuật dệt vải bằng khung dệt truyền thống, cách dệt; kỹ thuật nhuộm vải (thuốc nhuộm, kỹ thuật nhuộm); kỹ thuật trang trí hoa văn trên thổ cẩm (kỹ thuật trang trí họa tiết hoa văn, kỹ thuật ghép vải, về màu sắc của trang phục, màu và màu nền).

Bà Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pưh- cho biết: Sau khi rà soát nhu cầu thực tế tại địa phương về hỗ trợ mô hình ứng dụng khoa học công nghệ các tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, Hội LHPN huyện đã lựa chọn Mô hình dệt thổ cẩm của làng Thơ Ga B, xã Chư Don.

Từ đó, Hội đã tổ chức hội nghị tập huấn hỗ trợ mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao kỹ năng, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho các thành viên của mô hình thông qua 3 đợt tập huấn, mỗi đợt 3 ngày (tháng 3 và 4). Qua đó, giúp các thành viên hoàn thiện sản phẩm, tạo ra những sản phẩm thổ cẩm có giá trị kinh tế, kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc Jrai tại địa phương.

z6437454482634-25c2b6975d90626cf825e3f72f845cb5.jpg
Đây là hoạt động thuộc Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Ảnh: Ngọc Thu

Được biết, đây là hoạt động thuộc Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.