HLV Chung Hae-soung chỉ ra vấn đề nhức nhối của bóng đá Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 3 năm làm việc tại Việt Nam, xem CLB TP.HCM là gia đình mình, HLV Chung Hae-soung đã có những chia sẻ “gan ruột” về những thực trạng nhức nhối của bóng đá Việt Nam.
Trước câu hỏi về những trăn trở đối với bóng đá Việt Nam, HLV Chung Hae-soung bày tỏ: "Bóng đá Việt Nam thiếu nhất là sự tôn trọng. Lãnh đạo các CLB, Ban tổ chức, VFF, VPF, cầu thủ, trọng tài, các CLB… tất cả đều phải được tôn trọng.
Đầu tiên khi tôi sang Việt Nam, tôi tự hỏi tại sao tài xế ăn cơm trước cầu thủ, rồi bác sĩ, trưởng đoàn… đều lại ăn cơm trước? Khi đó cầu thủ tập về sẽ thấy thế nào? Hãy đặt câu hỏi ai là người đá bóng? Cầu thủ là người đá bóng. Mọi thứ phải đứng bên cầu thủ chứ. Đó là điều quan trọng nhất".

HLV Chung Hae-soung.
HLV Chung Hae-soung.
Vượt ra ngoài câu chuyện từng cùng CLB gắn bó trong 3 năm làm việc tại Việt Nam, HLV Chung Hae-soung nhìn thấy một điều quan trọng bị thực trạng xấu xí do bệnh thành tích, máu ăn thua ở Việt Nam che mất: sự tôn trọng.
Ông bày tỏ: "Nói về các CLB, trọng tài, BTC… chúng ta đều là gia đình bóng đá mà? Hà Nội, Bình Dương, Quảng Nam, Quảng Ninh, Sài Gòn, Gia Lai, Nam Định… toàn bộ 14 CLB V-League và các CLB hạng nhất tất cả đều làm chuyên môn, là gia đình bóng đá Việt Nam.
Tại sao chúng ta vào sân đá xấu, không có sự tôn trọng nào cho nhau? Tất cả muốn thắng thì ai muốn thua? Bóng đá là fair-play có luật và điều lệ phải được tôn trọng. Khi có cầu thủ đối phương bị chấn thương nặng tôi nói đội bóng của tôi không sao ư? Không phải, nói vậy là thiếu tôn trọng lẫn nhau.
Tôi ở Việt Nam 3 năm nhưng cảm thấy mình là người Việt Nam, là người TP.HCM. Tôi vẫn nói nơi đây là Việt Nam của tôi, bóng đá Việt Nam của chúng ta. Tôi nghĩ Việt Nam cần phải sửa lại, thay đổi văn hóa trong gia đình bóng đá của cả nước", nhà cầm quân vừa quyết định chia tay CLB TP.HCM nói thêm.
PV (Theo Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.