“Hiến kế” xây dựng chi hội phụ nữ vững mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chi hội là nơi kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Với mục tiêu xây dựng chi hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng biên giới hoạt động vững mạnh, hiệu quả, nhiều giải pháp, cách làm hay được cán bộ Hội chia sẻ từ kinh nghiệm thực tiễn của địa phương.

Đây cũng là nội dung được Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai chọn làm chủ đề năm 2023 “Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, trọng tâm là nâng cao năng lực cán bộ Hội cơ sở và xây dựng chi hội vùng DTTS, vùng biên giới”, góp phần thực hiện hiệu quả khâu đột phá “Đồng hành xây dựng chi hội vùng DTTS, vùng biên giới” và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2021-2026).

Là xã biên giới còn nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ tập hợp hội viên phụ nữ ở xã Ia O (huyện Ia Grai) luôn đạt và vượt chỉ tiêu. Chị Puih Pyưnh-Chủ tịch Hội LHPN xã-cho biết: Đó là kết quả từ việc duy trì những mô hình đặc thù để tập hợp, thu hút hội viên phụ nữ DTTS. Ngoài ra, Hội đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng phụ nữ cao tuổi, tôn giáo, DTTS... để xây dựng các mô hình phù hợp với phong trào thi đua, phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa.

Hội đã thành lập 4 mô hình, câu lạc bộ (CLB) đặc thù tại địa phương như: CLB “Dân vũ thể thao” tại làng Dăng, mô hình “Sống tốt đời đẹp đạo” tại làng Mít Chép, “Phụ nữ đảm bảo an ninh biên giới” và “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng 1 lần” ở làng Bi. Hội còn trao tặng gùi cho các chị đi chợ, vừa khuyến khích chị em giữ gìn truyền thống văn hóa đặc sắc của người Jrai, bảo tồn và phát huy nghề đan lát, vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng đồ nhựa.

“Nhờ đó, Hội đã thu hút đông đảo chị em tham gia sinh hoạt, tích cực hưởng ứng các phong trào, hoạt động Hội. Năm 2022, Hội LHPN xã đã kết nạp thêm 464 hội viên, vượt 329 hội viên so với chỉ tiêu cả năm, đạt tỷ lệ thu hút trên 65% theo cách tính mới”-chị Pyưnh chia sẻ.

Hội LHPN huyện Đak Pơ ra mắt nhiều mô hình phù hợp để thu hút, tập hợp hội viên DTTS. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hội LHPN huyện Đak Pơ ra mắt nhiều mô hình phù hợp để thu hút, tập hợp hội viên DTTS. Ảnh: Hoàng Ngọc

Là địa bàn có đông hội viên theo tôn giáo, chị Vương Thị Thảo-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) cho hay: Hội LHPN xã trăn trở xây dựng các mô hình, CLB phù hợp để tập hợp, quản lý hài hòa cách sống, nếp sinh hoạt giữa phụ nữ các tôn giáo, giúp chị em trao đổi, học tập những cái hay, cái tốt của nhau, từ đó xóa bỏ dần những tập tục lạc hậu.

Sau một thời gian vận động, Hội thành lập CLB “Phụ nữ tôn giáo gương mẫu” với 100% thành viên là phụ nữ DTTS theo tôn giáo. Đây là mô hình hoạt động mới có ý nghĩa rất lớn trong công tác tuyên truyền, vận động, trở thành cầu nối để hội viên phụ nữ gắn kết với nhau, không phân biệt tôn giáo.

Nhiều năm liền, Chi hội Phụ nữ làng Tao Kó (xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) được Chi ủy và Hội cấp trên ghi nhận là chi hội xuất sắc. Chi hội trưởng Nguyễn Thị Chi cho biết: Tập hợp, đoàn kết hội viên là yếu tố quyết định thắng lợi mọi phong trào. Chúng tôi duy trì mô hình thiện nguyện “Ve chai tình thương” vừa góp sức bảo vệ môi trường, vừa có nguồn kinh phí để nấu cháo từ thiện cho các cụ già neo đơn, trẻ mồ côi, khuyết tật trên địa bàn. Hoạt động này duy trì với kinh phí hàng chục triệu đồng, hàng ngàn suất cháo tình thương đến với những người kém may mắn. Chi hội còn thường xuyên phối hợp với cơ sở tôn giáo tặng quà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo.

“Bên cạnh đó, Chi hội cũng duy trì hoạt động của CLB “Nhà sạch vườn đẹp”, nhóm phụ nữ tiết kiệm mua bảo hiểm y tế vì sức khỏe gia đình, làng phụ nữ kiểu mẫu, nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... để tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động theo sở thích, nhu cầu”-chị Chi chia sẻ.

Tại huyện Đak Pơ, các chi hội phụ nữ đều hoạt động hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Liên-Chủ tịch Hội LHPN huyện-cho biết: “Chăm lo đến lợi ích chính đáng của chị em, trao quyền năng kinh tế, giúp chị em tự chủ về kinh tế với phương châm “Giảm cho không, tăng cho vay ưu đãi và hỗ trợ có điều kiện” là những hình thức thu hút hội viên hiệu quả. Hội vận động chị em tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế, mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, giúp phụ nữ thoát nghèo qua mô hình sinh kế từ nguồn quỹ làm rẫy tập thể, xoay vòng con giống, các tổ tiết kiệm của hội...

Với những cách làm ấy, hàng chục hộ hội viên DTTS đã thoát được nghèo mỗi năm. Triển khai hiệu quả phong trào “Hộ hội viên DTTS thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững”, thành lập 23 CLB “Phụ nữ DTTS thực hiện tiết kiệm 5-10 triệu đồng” với 561 thành viên, tiết kiệm trên 5 tỷ đồng”.

Ra mắt CLB “Dân vũ thể thao-Dệt thổ cẩm” tại huyện Đak Pơ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ra mắt CLB “Dân vũ thể thao-Dệt thổ cẩm” tại huyện Đak Pơ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Toàn tỉnh hiện có 1.576 chi hội phụ nữ, trong đó có 924 chi hội vùng đồng bào DTTS, 48 chi hội khu vực biên giới thuộc 7 xã của 3 huyện: Ia Grai, Đức Cơ và Chư Prông.

Bà Rơ Chăm H’Hồng-Chủ tịch LHPN tỉnh-đánh giá: Chi hội chính là nơi gần nhất, nhanh nhất phát hiện, giải quyết kịp thời các vấn đề của phụ nữ, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ. Việc thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ tại các chi hội, tổ phụ nữ đã đóng góp tích cực vào hoạt động xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, phụ nữ khởi nghiệp, hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Các chi hội tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra với người dân, nhất là phụ nữ, trẻ em. Hội LHPN tỉnh đã xây dựng cặp tài liệu và cấp phát đến 100% chi hội trưởng vùng DTTS, vùng biên giới để hỗ trợ các chị chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội, phong trào phụ nữ tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Nghĩa tình với xã Gào

Nghĩa tình với xã Gào

(GLO)-Những ngày tháng 7 này, người dân, nhất là các gia đình chính sách, người có công ở xã Gào anh hùng (tỉnh Gia Lai) luôn ấm lòng bởi các hoạt động nghĩa tình thể hiện sự tri ân sâu sắc của các cấp, ngành, địa phương.

Tháng 7, hội ngộ và tri ân

Tháng 7, hội ngộ và tri ân

(GLO)- Những cuộc hội ngộ của các cựu chiến binh dịp 27-7 luôn ấm nghĩa tình, đậm màu tri ân với tâm niệm “sống thay người nằm xuống và sống sao cho xứng đáng”. Đó cũng là không khí mà chúng tôi ghi nhận trong chương trình tri ân tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đức Cơ (xã Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) sáng 22-7.

Rác thải “bủa vây” đường mới ven sông Dinh

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng rác thải "bủa vây" đường ven sông Dinh

(GLO)- Ngày 24-7, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Thị Thanh Hương xác nhận: Sở đã nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc xử lý tình trạng rác thải, xà bần trên 2 tuyến đường giao thông dọc hệ thống tiêu thoát lũ ven sông Dinh (đoạn qua khu vực 1, phường Quy Nhơn Đông).

Con đường là nỗi lo với các em học sinh khi năm học mới đang đến gần.

Dân làng Bok Rei “khóc ròng” vì đường sá lầy lội

(GLO)- Hàng chục hộ dân tại làng Bok Rei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) đang gặp trở ngại về giao thông khi con đường liên xã dài hơn 2 km lầy lội bùn đất. Năm học mới sắp đến gần, nỗi lo càng lớn hơn khi các em học sinh sẽ phải vượt qua quãng đường trắc trở này để tới lớp.

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa nước sạch phục vụ sinh hoạt, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.

Lan tỏa nghĩa tình tháng Bảy

Lan tỏa nghĩa tình trong tháng 7 tri ân

(GLO)- Việc quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng được Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn duy trì, triển khai nhiều năm qua. Đây là hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày tháng 7 tri ân.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

null