Hé lộ danh tính nhiều người được Đại học Đông Đô cấp bằng giả

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã liệt kê hàng loạt danh tính các trường hợp được cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả của Đại học Đông Đô.

Ngày 17-2, nguồn tin cho biết Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đồng thời đề nghị VKSND Tối cao truy tố 10 bị can về tội "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Đại học Đông Đô.

 

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can trong vụ án - Nguồn: Bộ Công an
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can trong vụ án - Nguồn: Bộ Công an


Trong kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an làm rõ 203 người được Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả. Căn cứ vào kết quả điều tra, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã lập danh sách, cung cấp cho VKSND Tối cao (kèm theo hồ sơ vụ án) 203 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả.

Trong vụ án, cơ quan điều tra cho rằng bị can Dương Văn Hòa (nguyên hiệu trưởng Đông Đô) phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 203 cá nhân đã được Đại học Đông Đô cấp văn bằng giả. Có vai trò đồng phạm với ông Hòa, 9 bị can khác là các nguyên lãnh đạo, cán bộ Đại học Đông Đô vì động cơ, vụ lợi nên tham gia cấp hàng trăm bằng cử nhân tiếng Anh cho các cá nhân mà không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng.

Trong số các bị can, Nguyễn Thị Ngọc Thái (nguyên cán bộ Đại học Đông Đô), Cơ quan điều tra cáo buộc phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 17 cá nhân đề nghị in bằng giả. Cơ quan điều tra đã liệt kê danh tính 7 trường hợp, gồm: Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Ký, Bùi Xuân Dương, Phạm Đình Quang, Nguyễn Văn Trung, Trần Việt Tuấn và Nguyễn Phan Thị Thùy Dung.

Đối với các cá nhân được Trường Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả có tên trong nội dung trao đổi tin nhắn giữa bị can Nguyễn Thị Ngọc Thái và bị can Phạm Vân Thùy (nguyên cán bộ Nhà Trường), gồm: Chu Minh Anh, Trần Trọng Dương, Nguyễn Thành Đồng, Nguyễn Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thị Huyền, Bùi Văn Tiên, Đoàn Hải Yên, Đỗ Tiến Minh, Vi Quỳnh Hoa, Hoàng Hạnh Phương, Phùng Thị Hường, Phạm Ngọc Trưởng, Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Thiện Thuật. Tài liệu, chứng cứ thu thập không đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị Ngọc Thái tham gia làm thủ tục để Trường Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả cho các cá nhân này.

Tuy nhiên, căn cứ kết quả điều tra, có đủ cơ sở kết luận bị can Nguyễn Thị Ngọc Thái có hành vi tham gia hợp thức hồ sơ đề Trường Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả cho 17 trường hợp. Ngoài ra, Nguyễn Thị Ngọc Thái còn tham gia làm giả Quyết định số 509/QĐ ngày 30-12-2015 về việc công nhận thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng thứ hai năm 2015 và danh sách kèm theo có 382 học viên trúng tuyển.

Về xử lý hậu quả việc làm, cấp bằng giả, cơ quan điều tra đã kiến nghị đơn vị chủ quản của các cá nhân sử dụng văn bằng và cơ sở giáo dục mà họ dùng bằng giả để làm hồ sơ học thạc sĩ, tiến sĩ xử lý sai phạm, khắc phục hậu quả. Với những trường hợp là cán bộ Nhà nước đã nhận bằng giả nhưng không sử dụng, cơ quan công an cũng gửi thông báo để nơi chủ quản xử lý.

Hiện, cơ quan tố tụng ghi nhận 43 trường hợp đã có kết quả xử lý. Nhà chức trách tiếp tục đề nghị các cơ quan, đơn vị có biện pháp xử lý người sử dụng bằng giả và cung cấp kết quả.

Ngoài ra, Bộ Công an đã thu hồi 127 văn bằng giả trong số 203 trường hợp bị phát hiện. Cơ quan điều tra xác định 24 cá nhân chưa nhận bằng. Những người còn lại đã nhận giấy tờ giả nhưng làm mất, thất lạc hoặc tự tiêu hủy.

Cơ quan tố tụng xác định tổng số tiền học phí hệ văn bằng 2 tiếng Anh Đại học Đông Đô thu hơn 24 tỉ đồng. Tuy nhiên, trường này chỉ cung cấp danh sách 2.500 người (không có địa chỉ cụ thể) đã nộp hơn 18 tỉ đồng. Trong số 203 người bị xác định nhận bằng giả, cơ quan điều tra chỉ có tài liệu xác định Đại học Đông Đô đã thu hơn 2,6 tỉ đồng của 166 cá nhân.

https://nld.com.vn/phap-luat/he-lo-nhieu-danh-tinh-nguoi-duoc-dai-hoc-dong-do-cap-bang-gia-20210217114955069.htm
 

Theo Nguyễn Hưởng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.