Hbông về đích nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày đầu năm mới, người dân Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) rất phấn khởi khi xã đã hoàn thành 19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Sau những ngày vui xuân, đón Tết, không khí lao động trên cánh đồng mía của xã Hbông bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Trò chuyện với chúng tôi, bà Nông Thị Uống (làng Kte) vui vẻ cho hay: Từ sáng mùng 4 Tết, tôi cũng như nhiều bà con đã tranh thủ ra đồng thu hoạch mía để cung cấp cho Nhà máy đường Ayun Pa. Công việc này đã làm từ trước Tết, mỗi ngày thu nhập khoảng 350-400 ngàn đồng/người. Giá mía vụ này cao hơn những năm trước nên người dân có nguồn thu ổn định. Ngoài làm thuê, tôi còn trồng 1 ha mía. Vụ thu hoạch vừa rồi, gia đình lãi hơn 40 triệu đồng. Nhờ có cây mía nên cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn và có vốn tích lũy phục vụ sản xuất.
Bà Nông Thị Uống đang chặt mía. Ảnh: Nguyễn Diệp
Từ sáng mùng 4 Tết, bà Nông Thị Uống (làng Kte, xã Hbông) đã ra đồng thu hoạch mía. Ảnh: Nguyễn Diệp
Hbông là xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Sê, đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn, vất vả. Trước thực tế này, UBND xã Hbông đã liên kết với Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai đưa cây mía về trồng thử nghiệm. Hiện xã Hbông có 890 ha mía và dự kiến con số này tiếp tục tăng lên khoảng 1.000 ha trong thời gian tới. Nhờ cây mía mà thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 41,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,93%.
Ông Siu Loăn-Trưởng thôn Kte-cho biết: Những năm trước, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sản xuất nông nghiệp bấp bênh. Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, người dân đã chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, dân làng đã tự nguyện hiến đất và ngày công lao động làm hơn 6 km đường bê tông nông thôn, đường nội đồng.
Một góc trung tâm xã Hbông trong những ngày đầu xuân 2022. Ảnh: Nguyễn Diệp
Một góc trung tâm xã Hbông trong những ngày đầu xuân 2022. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Cường cho biết: Cuộc sống người dân trong xã đã có nhiều thay đổi khi bà con chủ động liên kết với doanh nghiệp sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Cùng với đó, một số trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao đã đi vào hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình. Không những vậy, nhiều người vào các tỉnh, thành phố phía Nam làm công nhân tại các doanh nghiệp mang lại nguồn thu nhập ổn định. Nhờ đó, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, một số tiêu chí khó thực hiện như thu nhập, hộ nghèo cũng đã hoàn thành.
“Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía, cây dược liệu, cây ăn quả và rau màu. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho người dân”-Phó Chủ tịch UBND xã thông tin thêm.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(GLO)- Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 19 đến 22-12, tại Sân bay Gia Lâm, TP. Hà Nội. Sự kiện là dấu ấn đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.