Hạt giống niềm tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không phải những bài học trong trang sách, có khi là những bài học về niềm tin từ tấm lòng thầy cô trao tặng, sẽ là những hạt giống tâm hồn khích lệ, là hành trang quý báu nhất để học trò trưởng thành, mang theo trong cuộc sống này.
1. Trong ấn tượng đẹp của bạn tôi về các thầy cô của con mình là cô hiệu trưởng nơi con theo học mầm non. Hôm xin cho con học trường mới, cả hai bố mẹ đã ngại ngần nói: "Xin các cô hãy thông cảm và để mắt đến cháu, vì con có chứng tăng động, chưa biết kiềm chế, có thể gây ra những xáo trộn trong trường. Nếu cần phạt vì con không ngoan, các cô hãy phạt".
Ở trường học mới, những ngày đầu con vẫn đánh bạn. Chính cô hiệu trưởng là người đưa ra hình phạt yêu cầu con tự đánh thật đau vào tay mình để biết cảm giác người khác sẽ bị đau ra sao khi bị đánh. Cô là người rủ rỉ trò chuyện, chơi cùng con khi các bạn ngủ trưa mà con bỏ ra sân trường quậy.
Cho đến ngày, cô chủ nhiệm dắt con lên phòng hiệu trưởng vì con vẫn tiếp tục đá bạn đỏ cả tay, khiến bạn khóc ầm trong lớp lại còn chối tội. Cô hiệu trưởng vẫn nhẹ nhàng yêu cầu: “Em mở camera lớp học cho chị xem nhé? Chị không tin bé Ry vẫn tiếp tục đánh bạn”.
Quả đúng là, giờ ngủ trưa, con hăng hái đứng dậy kéo rèm, do không cẩn thận mà gạt chân trúng tay bạn. Biết rõ sự việc, cô hiệu trưởng nói với con: “Con đã là em bé ngoan rồi, lần sau cẩn thận hơn để tránh làm đau bạn nhé con trai”. Buổi tối, khi nghe lại câu chuyện từ con trai kể, bạn tôi khóc vì cảm động.
Chỉ sau 2 năm đó, cậu bé đặc biệt ấy lại là người hăng hái biết giúp các cô dọn bàn trong lễ tạm biệt trường mầm non. Con bắt nhịp cho các bạn nhỏ cùng hát tặng thầy cô. Con đã trở thành cậu bé biết chia sẻ, cảm thông, biết cư xử đúng mực, không dùng bạo lực.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
2. Vẫn là bài học về niềm tin, cậu bạn tôi kể, ngày thi rớt đại học, tránh gặp mặt bạn bè vì xấu hổ, ngại đối diện bố mẹ vì sợ bị mắng nhưng bạn tìm đến thầy chủ nhiệm cấp III để tìm lời an ủi. Lúc bạn đến thăm, thầy đang trồng cây. Thầy nhờ bạn phụ thầy một tay, chuyển cái cây từ trong bóng râm-nơi có mái che ra ngoài nắng. Thầy dùng một cái xẻng to để đào cây, làm đứt mất vài sợi rễ.
Bạn tỏ vẻ ngần ngừ hỏi, liệu cái cây có thể sống khỏe mạnh không? Sao thầy không để yên cái cây ở đó khi đất còn rộng, cái cây vẫn sống khỏe? “Không sao, trong cuộc sống cũng có khi chúng ta như chính cái cây này, chấp nhận những tổn thương, mất mát để bắt đầu lại và trưởng thành hơn”-thầy trả lời.
Bạn nói, bài học đơn giản vậy mà không hiểu sao thật thấm khi bạn thi rớt và thấm tới tận cả khi bạn trải qua những khó khăn vất vả về sau này. Bài học ấy luôn nhắc với bạn rằng, hãy mạnh mẽ và thời gian sẽ trả lời rằng, chắc chắn bạn sẽ trưởng thành.
Bạn không ngồi ghế giảng đường đại học ngày nào nhưng hiện nay, bạn lại là một trong những doanh nhân trẻ thành đạt. Với bạn, bài học về niềm tin mà thầy trao, vẫn luôn là động lực để bạn vượt lên chính mình.
Không phải những bài học trong trang sách, có khi là những bài học về niềm tin từ tấm lòng thầy cô trao tặng, sẽ là những hạt giống tâm hồn khích lệ, là hành trang quý báu nhất để học trò trưởng thành, mang theo trong cuộc sống này.
KHÔI NGUYÊN THẢO

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.