"Hàng thông trăm tuổi" nằm trong đường chạy Giải Việt dã Báo Tiền Phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để chuẩn bị cho Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong (Giải Việt dã Báo Tiền Phong) lần thứ 62, từ ngày 7 đến 9-9, Ban tổ chức giải đã tiến hành khảo sát một số nơi liên quan đến giải đấu này trên địa bàn TP. Pleiku và huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
 

“Hàng thông trăm tuổi” nằm trong đường chạy Giải Việt dã Báo Tiền Phong. (Ảnh nguồn Internet)
“Hàng thông trăm tuổi” nằm trong đường chạy Giải Việt dã Báo Tiền Phong. (Ảnh nguồn: Internet)

Qua khảo sát, Ban tổ chức giải đã xác định lộ trình đường chạy để các vận động viên tham gia tranh tài. Cụ thể, tất cả các cự ly đều xuất phát tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Sau đó, vận động viên sẽ chạy dọc theo cung đường Anh hùng Núp-Lê Lợi-Phạm Văn Đồng và quay về cán đích ngay tại nơi xuất phát.

Riêng cự ly marathon nam và nữ (dài 42,195 km), các tay đua tiếp tục chạy qua khỏi ngã tư Biển Hồ (theo hướng đi Kon Tum) rồi rẽ phải vào đường Phó Đức Chính, vào “hàng thông trăm tuổi”, qua Biển Hồ chè, ghé về tượng Phật Quan Thế Âm tại khu du lịch Biển Hồ… sau đó về đích tại Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Theo kế hoạch, Giải Việt dã Báo Tiền Phong năm 2021 sẽ được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết vào tháng 3-2021, thu hút hàng trăm vận động viên chuyên nghiệp và trên 1.000 vận động viên phong trào tham gia tranh tài ở nhiều cự ly, nội dung khác nhau.

MINH VỸ

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null