Hàng quán đìu hiu do "tác động kép"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi Nghị định số 100/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực (ngày 1-1-2020), nhiều quán nhậu, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí trên địa bàn tỉnh đã rơi vào cảnh vắng khách do người dân lo sợ bị phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn. Đến khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, các quán nhậu, cơ sở kinh doanh này càng thêm ế ẩm, đìu hiu vì người dân hạn chế đến nơi đông người.
Từ khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hàng quán từ trung tâm TP. Pleiku đến vùng nông thôn rơi vào cảnh ế ẩm. Anh Nguyễn Thế Vinh-chủ quán Lẩu cá kèo (01 Đinh Tiên Hoàng, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) cho biết: Khi lực lượng Cảnh sát Giao thông ra quân mạnh tay xử phạt vi phạm nồng độ cồn, lượng khách đến quán giảm rất mạnh, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Bây giờ, quán lại tiếp tục rơi vào cảnh đìu hiu vì dịch Covid-19. “Trước đây, doanh thu của quán đạt trên 10 triệu đồng/ngày thì nay giảm khoảng 70%. Tại khu vực thị trấn cũng có một số quán nhậu do ế ẩm kéo dài, không xoay xở được chi phí trả tiền thuê mặt bằng và nhân viên nên phải đóng cửa”-anh Vinh ngao ngán nói.
 Đã hơn 19 giờ nhưng nhiều quán nhậu không một bóng khách. Ảnh: V.T
Đã hơn 19 giờ nhưng nhiều quán nhậu không một bóng khách. Ảnh: V.T
Cũng bởi “tác động kép” từ Nghị định số 100 và dịch Covid-19 nên nhiều quán nhậu, nhà hàng, quán karaoke vốn nổi tiếng đông khách trên đường Wừu, Quyết Tiến, Nguyễn Tất Thành, khu vực bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) nay rơi vào cảnh thưa vắng khách. Chị Nguyễn Quỳnh Uyên-chủ quán Bò 81 (105 Quyết Tiến, TP. Pleiku) cho hay: “Bình thường, cứ tầm chiều tối, quán tấp nập khách ra vào, có khi ngồi kín hết bàn. Nhưng nay, quán chỉ được lèo tèo vài bàn. Đó là tình cảnh chung của hầu hết quán xá thời điểm này”.
Dạo quanh một vài quán nhậu bình dân ở Pleiku cho thấy, nhiều quán vắng tanh dù đã đến giờ cao điểm, nhân viên rảnh rỗi ngồi bấm điện thoại. “Tưởng rằng qua rằm tháng Giêng việc kinh doanh ổn định trở lại nhưng ai dè quán xá càng lúc càng ế. Các quán nhậu thời điểm này đang chịu tác động kép, phần do quy định xử phạt vi phạm nồng cộ cồn, phần vì dịch bệnh Covid-19. Đã 8 giờ tối rồi mà chưa có khách, coi như nghỉ sớm luôn”-anh Huỳnh Chí Sĩ-chủ một quán nhậu bình dân trên đường Cách Mạng Tháng Tám vừa nói vừa thu dọn bàn ghế đưa vào trong nhà cất.
Không riêng gì quán anh Sĩ, nhiều quán khác cũng rơi vào cảnh ế ẩm kéo dài, không biết còn trụ được bao lâu. Nhiều quán nhậu vẫn duy trì bán vào buổi chiều nhưng tận dụng mặt bằng và bàn ghế có sẵn bán thêm đồ ăn sáng để kiếm thêm thu nhập. Tại các quán karaoke, bida, tình cảnh cũng không khá hơn. Theo các chủ quán, thường sau cuộc nhậu, người ta mới có nhu cầu đi hát, chơi bida. Nay quán nhậu ế ẩm thì quán karaoke, bida cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. May ra có một số quán lớn duy trì được lượng khách nhưng cũng không thường xuyên như trước mà chỉ đông vào 2 ngày cuối tuần. Dù ế nhưng hầu hết các quán vẫn mở cửa phục vụ để giữ chân khách. Nhiều chủ quán buộc phải giảm nhân viên phục vụ.
Anh Bùi Thanh Lịch-tài xế taxi-cho biết: “Khi lực lượng Cảnh sát Giao thông mạnh tay xử phạt vi phạm nồng độ cồn thì nhiều nhà hàng đã bắt đầu tìm đến dịch vụ đưa đón khách tận nhà. Trong bán kính khoảng 5 km, tôi được thuê đưa đón khách, chủ nhà hàng trả tiền công 50 ngàn đồng/lượt. Nhờ những chiêu hút khách như vậy mà nhiều nơi vẫn duy trì được một lượng khách nhất định”.
Trong nỗi lo dịch bệnh, hầu hết người dân đều ngại đến chỗ đông người. Vì vậy, thay vì đi đến quán ăn uống, nhiều người chọn cách đặt mua hàng có ship tận nhà. “Chỉ cần thao tác trên điện thoại, khách có thể đặt được những món đồ ăn ưa thích, hợp túi tiền. Mất chút phí nhưng đỡ phải đi lại, rất tiện lợi”-chị Nguyễn Thị Thu (hẻm 84 đường Chi Lăng, TP. Pleiku) cho hay.
Chính những dịch vụ như đưa khách nhậu về nhà bằng ô tô, lái hộ xe về nhà hay giao hàng tận nơi đã phần nào giúp các nhà hàng, quán xá giữ được khách, duy trì doanh thu. Song, sự tác động rất lớn từ Nghị định số 100 cũng như dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều hàng quán ế ẩm, thưa vắng khách. Điều này tạo nên ảnh hưởng dây chuyền, khi hàng quán ế thì chủ thất thu, nhân viên thất nghiệp, việc buôn bán thực phẩm ngoài chợ cũng giảm theo.
 VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm