Hải Dương: Đánh liều trồng thứ cây lạ hoắc, lá to như quạt mo, đào củ dài 1,2m phải dùng máy xúc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Vài năm trở lại đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Thái Tân, huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) đang được phát triển mạnh mẽ. Nhiều hộ gia đình đã tích cực tìm kiếm những mô hình mới đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, trong đó phải kể đến mô hình trồng cây ngưu bàng ở thôn Mạc Bình.

Ngưu bàng được biết đến là một trong những loại món ăn quan trọng của phương pháp thực dưỡng, vị thuốc được dùng rộng rãi ở một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên.

Rễ ngưu bàng là phần bổ dưỡng nhất chứa nhiều inulin, vitamin B và các khoáng chất khác. Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những hoạt tính sinh học của ngưu bàng có công dụng chữa bệnh là: lợi tiểu, hạ nhiệt, hạ đường huyết, kháng sinh, chống u bướu.

Ngoài ra củ ngưu bàng còn có chất chống oxy hoá (antioxidant) nên ngưu bàng cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư, hạ thấp cholesterol, tạo kiềm trong máu.


 

 Củ ngưu bàng
Củ ngưu bàng


Chúng tôi đến thăm cánh đồng trồng cây ngưu bàng rộng 5 ha của Nông trại hữu cơ, Hợp tác xã nông nghiệp Senfarm, địa chỉ tại thôn Mạc Bình xã Thái Tân, huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) với chủ đầu tư của cánh đồng này là anh Nguyễn Mạnh Hà, giám đốc HTX nông nghiệp Senfam.

Vốn là một nhân viên văn phòng với mức lương khá ổn định, nhưng niềm đam mê nông nghiệp hữu cơ đã thôi thúc anh Hà quyết định về quê hương rẽ hướng phát triển theo một con đường mới “nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ”.

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, anh Hà đã đi tham quan nhiều mô hình nông nghiệp sạch ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Cơ duyên đã đến với anh vào năm 2017 khi anh có dịp được gặp gỡ đối tác Nhật Bản chuyên về sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Sau khi đi khảo sát rất nhiều vùng quê mà có khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với cây ngưu bàng, anh nhận thấy giống cây ngưu bàng mới của công ty Nhật Bản rất phù hợp trên vùng đất bãi bồi ven sông Thái Bình của quê hương.

Anh Hà đã mạnh dạn liên kết với các hộ dân trong thôn Mạc Bình, xã Thái Tân lập trang trại để trồng cây ngưu bàng với quy mô 5 ha đất bãi bồi ven sông Thái Bình sản xuất thử loại cây trồng này.

Thời gian đầu, mặc dù đã tìm hiểu kỹ lưỡng về loại cây ngưu bàng này song anh Hà vẫn gặp chút khó khăn vì đây là giống cây mới, kỹ thuật trồng cũng khác so với những cây truyền thống của địa phương.

Ngưu bàng là giống cây tương đối dễ tính, việc chăm sóc ngưu bàng chỉ vất vả trong 1 - 1,5 tháng đầu vì phải tưới thường xuyên, sau đó cây sẽ tự phát triển, gần như không cần phải chăm bón, chỉ cần đợi thu hoạch khi cây đã trưởng thành.


 

Ruộng trồng cây ngưu bàng của gia đình chú Phạm Ngọc Hịch, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Ruộng trồng cây ngưu bàng của gia đình chú Phạm Ngọc Hịch, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.


Việc trồng ngưu bàng không khó nhưng đất trồng ngưu bàng rất quan trọng, phải là loại đất tơi xốp thì củ mới đâm xuống dài và thẳng, tốt nhất là đất bãi bồi khu vực ven sông. Thời vụ bắt đầu trồng ngưu bàng từ khoảng tháng 7 đến tháng 12 âm lịch, củ ngưu bàng được thu hoạch vào cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Thu hoạch củ ngưu bàng cũng có khác biệt. Vì củ ngưu bàng ăn sâu dưới đất, có củ dài tới 1,2 m nên phải dùng máy xúc hỗ trợ. Phải mất 6 tháng ngưu bàng mới cho thu hoạch nhưng hiệu quả kinh tế lại cao gấp 2 – 3 lần so với cây cà rốt - vốn là giống cây giá trị cao tại địa phương.

Từ những bỡ ngỡ ban đầu, trong đó, có cả lần thất bại do cây ngưu bàng chết vì tưới nước không đúng cách, những thửa ruộng ngưu bàng của anh Hà đã vươn lên xanh mướt và cho về những vụ bội thu trước sự ngạc nhiên của người dân địa phương.

 

Anh Hà cung cấp củ ngưu bàng tươi cho các cửa hàng nông sản cao cấp tại Hà Nội và những đơn vị sản xuất thực phẩm thực dưỡng với giá từ 100.000 -150.000 đồng/kg.

Anh Hà cho biết: “Củ ngưu bàng được sử dụng làm thức ăn bổ dưỡng và chế biến ra nhiều loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. Theo kiến thức nông nghiệp khi củ ngưu bàng đâm sâu xuống đất, củ sẽ hút được nhiều khoáng kiềm trong đất.


Ở môi trường nằm sâu trong đất, củ ngưu bàng kháng lại bệnh thối do chất chống oxi hóa rất cao có trong củ ngưu bàng. Mặt khác chất khoáng kiềm trong củ ngưu bàng có khả năng lọc máu tốt và làm trung hòa PH trong cơ thể con người”.

Từ việc trồng thử nghiệm thành công và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Nguyễn Mạnh Hà đã hướng dẫn người dân Thái Tân trồng và thu mua củ ngưu bàng giúp bà con tạo thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của anh Hà mà một số hộ đã chuyển từ trồng cà rốt sang ngưu bàng.

Chú Phạm Ngọc Hịch, ở thôn Mạc Bình, xã Thái Tân trồng ngưu bàng được 3 vụ và rất hài lòng về loại cây này.

Chú Hịch chia sẻ, những củ ngưu bàng được trồng không bón phân hoá học và phun thuốc trừ sâu mà vẫn "to đùng", có củ dài đến 1,2 m. Dù giá hạt giống ngưu bàng khá cao nhưng kỹ thuật trồng ngưu bàng yêu cầu khá đơn giản, chỉ cần lên luống cao 40 – 50 cm, mặt luống rộng 1 - 1,2m, gieo hạt thành hai hàng ở hai bên luống, chăm sóc chủ yếu bằng phân hữu cơ nhập ngoại.

Với 5 sào trồng cây ngưu bàng nhà chú, năm nay là vụ thứ 3, mỗi sào cho thu từ 7 – 8 tạ củ, cho thu lãi từ 30 đến 35 triệu đồng, giá trị cao gấp 2 lần cà rốt truyền thống của vùng đất này (1 sào = 360m2).

Như vậy, giá trị của cây ngưu bàng cao hơn nhiều so với cây cà rốt, mà giá bán lại ổn định hơn, không phải lo đầu ra vì đã có anh Hà giúp tiêu thụ, không có hiện tượng ép giá như giá cà rốt trong thời gian qua.

Mặt khác, ngưu bàng trồng được quanh năm, không phải theo thời vụ, cũng thuận hơn trong việc luân canh cây trồng.

Khi tạo được chuỗi liên kết trong sản xuất và chế biến cây ngưu bàng, HTX Senfram đã từng bước chế biến củ để nâng cao giá trị sản xuất.

Anh Hà cho biết: Hiện nay thị trường tiêu thụ củ ngưu bàng chủ yếu là trong nước, chỉ là một ngạch rất nhỏ, những người đã biết đến ngưu bàng rồi thì gần như quanh năm sử dụng sản phẩm rất thường xuyên.

Ngoài việc trồng và sản xuất cây ngưu bàng, HTX Senfram còn liên kết với các nhà máy chế biến để cho ra thị trường các sản phẩm như ngưu bàng tươi; ngưu bàng khô thái lát; bánh phở, bánh đa ngưu bàng; sản phẩm ngưu bàng lên men, trà túi lọc ngưu bàng; trà giảm cân ngưu bàng; cao ngưu bàng; trong đó đặc biệt nhất là sản phẩm ngưu bàng lên men đang rất được thịnh hành.

Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế và nông nghiệp thì HTX Senfram còn tạo công an việc làm thường xuyên cho nhiều hộ nông dân quanh vùng với mức lương 5 – 6 triệu đồng/tháng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động.

Hiện nay ở nước ta, thị trường tiêu thụ các mặt hàng từ củ ngưu bàng vẫn hạn chế do người dân còn chưa biết đến giá trị dinh dưỡng của nó.

Đây là một thách thức và cũng là cơ hội cho những người đầu tiên phát triển cây ngưu bàng. Phát triển cây trồng mới theo hướng hữu cơ và chế biến nông sản thành sản phẩm sạch phục vụ người tiêu dùng là hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

Do vậy các cơ quan chức năng và ngành nông nghiệp địa phương cần đánh giá hiệu quả để nhân rộng mô hình này. Song song với việc phát huy tối đa lợi thế riêng của vùng, chính quyền và nhân dân xã Thái Tân cũng cần phải nhanh chóng tiếp cận, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình phát triển loại dược liệu quý này.

Với mong muốn được góp phần thúc đẩy và phát triển các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương đồng thời đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng đảm bảo, hy vọng những sản phẩm từ củ ngưu bàng trong thời gian không xa sẽ có trong danh mục đặc sản của tỉnh Hải Dương, sớm trở thành sản phẩm OCOP của xã Thái Tân, huyện Nam Sách.

 


Thái Tân là một xã nằm bên bờ đông sông Thái Bình thuộc phía tây của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Với tiềm năng 157 ha đất bãi ven sông, từ lâu người dân xã Thái Tân đã coi đất bãi là "lộc trời" cho nên luôn biết né tránh thiên tai, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gieo trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao để phát huy hết tiềm năng sẵn có, biến những “tấc đất” trở thành “tấc vàng”.


https://danviet.vn/hai-duong-danh-lieu-trong-thu-cay-la-hoac-la-to-nhu-quat-mo-dao-cu-dai-12m-phai-dung-may-xuc-20210425232242747.htm



Theo Nguyễn Thị Tuyền (TTKN QG/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.