(GLO)- Hoàng Thái là dân thời sự VTV, đương nhiệm chức Phó Giám đốc VTV8. Tức là trong mắt tôi và nhiều người, phần cảm xúc thơ sẽ bị thui chột dù anh là dân học văn Đại học Tổng hợp Huế. Nhưng một ngày, anh khoe với tôi một chùm thơ và tôi ngạc nhiên trước cảm xúc tươi rói và trĩu tâm trạng.
(GLO)- Phạm Đương là một giọng thơ “cá biệt” trong làng thơ Việt hiện nay. Thơ anh nhiều chất suy nghĩ, lạnh và nhọn như những mũi khoan vào lòng người đọc.
(GLO)- Chị Đỗ Bạch Mai thành danh khi tôi còn là “nhà thơ trẻ”. Hồi ấy, tôi đã tự hỏi, năng lượng ở đâu để chị làm thơ nhiều, nhanh và đầy xúc cảm như thế. Từ bông dã quỳ mà chị nghĩ tới những điều được mất như thế này: “Mong chỉ một lần và chỉ một lần thôi/Được ngắm hoa cúc quỳ trong phút giây êm ả nhất/Để được đối mặt với những điều còn-mất/Để ta lại là ta thanh thản trở về” thì thấy sự liên tưởng trong chị mạnh tới như thế nào?
(GLO)- Làm thơ từ khá trẻ, có thơ in báo rồi giành giải nhất cuộc thi thơ Bình Định lúc còn là sinh viên, anh bền bỉ với phong cách riêng của mình: cô đọng, suy nghĩ, giàu chất đúc kết nhưng vẫn mơ mộng. Thơ anh thường là ngắn và có những kết thúc bất ngờ: “hoa thật thì vài hôm/còn hoa giả/cứ mãi”.
(GLO)- Nếu làm danh sách 100 người yêu thơ nhất Việt Nam, chắc chắn có Nguyễn Ngọc Hạnh. Mà chọn 10 người có khi cũng có ông. Tôi là nhà thơ, cũng yêu thơ từ nhỏ, nhưng gặp ông, đọc ông, thấy cách làm việc với thơ của ông thì tôi thấy mình mới như người bắt đầu đặt những bước rón rén đầu tiên vào khu vườn thơ.
(GLO)- Là nhà báo, nhà thơ, chị từng làm việc ở chiến trường khu 5 thời chiến tranh chống Mỹ với tư cách phóng viên chiến trường. Thơ chị được đánh giá là một giọng điệu nữ riêng biệt, với sự nồng nàn và chân thành tận cùng, khắc họa những tâm hồn phụ nữ luôn hướng tới những vẻ đẹp sâu sắc của tình yêu và những giá trị sống. Thì nó thảng thốt như thế này: “Sao ta vẫn nhớ nao lòng cái màu vàng thảng thốt/Dâng hết u trầm về gương mặt ta yêu”.
(GLO)- Khi tôi bắt đầu viết thì chị Nguyễn Thị Hồng Ngát đã là một tên tuổi trong làng thơ Việt. Xuất thân từ một diễn viên chèo, chị trở thành nhà thơ, rồi sau này là nhà biên kịch điện ảnh nổi tiếng, từng làm Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam. Tuy về hưu đã mấy năm nhưng chị vẫn miệt mài làm phim. Hiện nay, chị đang làm Giám đốc sản xuất phim “Hồng Hà nữ sĩ”, phim do chị viết kịch bản.
(GLO)- Nguyễn Ngọc Phú là một gương mặt thơ... biển. Anh sinh ra ở vùng biển Hà Tĩnh và thơ anh đa phần viết về biển, biển với tất cả những gì tinh túy nhất, thẳm sâu nhất, vĩ đại nhất và cũng yếu ớt, nhỏ nhoi nhất. Nếu trực tiếp nghe anh đọc thơ sẽ thấy anh yêu biển và yêu thơ đến như thế nào. Anh sinh ra như thế này: “Cánh võng đầu tiên ru tôi/Là mảnh lưới cha cắt ra từ tấm lưới còn dính đầy vẩy cá/Trong giấc mơ của tôi không có tiếng côn trùng/Tiếng cá quẫy khuấy vào tôi tăm sóng”.
(GLO)- Đoàn Mạnh Phương là một cái tên rất quen trong làng thơ Việt. Anh nổi lên khi đạt liên tiếp 2 giải thưởng “Văn học tuổi xanh” những năm 1993-1994 của thế kỷ trước, rồi sau đó là các giải thưởng của Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) và Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam...
(GLO)- Một chùm thơ về Pleiku, nơi anh đã sống và lao động nghệ thuật hơn 40 năm qua. Với 16 đầu sách văn học đã xuất bản, hàng ngàn bài báo đã in, nhà thơ Văn Công Hùng vẫn miệt mài sáng tạo hàng ngày, dẫu anh đã về hưu gần 5 năm nay. Chùm thơ này như một cách anh trả ơn Pleiku, trả ơn nơi đã giúp anh trưởng thành.
(GLO)- Anh từng là bộ đội đóng quân ở An Khê (tỉnh Gia Lai), từ thời ấy, anh đã sinh hoạt với nhóm thơ... Đà Nẵng. Rồi anh chuyển lên Kon Plông làm Phó Chỉ huy trưởng về chính trị của Huyện Đội, nhưng rồi cái tư chất thi sĩ luôn âm ỉ trong anh, khóc đấy, cười đấy. Và vẫn làm thơ. Thế là, cái việc anh được điều về làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum rồi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như là lẽ đương nhiên. Gặp anh, không ai nghĩ người trước mặt mình từng mang quân hàm Thượng tá, mà là một thi sĩ đời... cũ.
(GLO)- Đọc thơ nữ có cái thú riêng của nó. Lữ Mai là một trường hợp như vậy. Những quan sát rất độc đáo, kiểu như: “bạn rót trà/từ nóc nhà có làn mây sà xuống“, liên tưởng cũng chênh vênh “mùa thu vừa rơi vừa ngủ“, mà thơ thì rất cần sự chênh vênh như thế.
(GLO)- Tôi được đọc thơ Đặng Bá Tiến từ hồi những năm 80 của thế kỷ trước, khi ông còn là giáo viên ngoài Hà Tĩnh. Sau, ông chuyển vào Tây Nguyên làm báo, là phóng viên thường trú của một tờ báo lớn. Một thời, ông tung hoành với những phóng sự và phóng sự điều tra nóng bỏng.
(GLO)- Lê Vi Thủy là giáo viên dạy Mỹ thuật nên dấu ấn sắc màu, bố cục hiện rất rõ trong thơ chị. Đọc thơ Lê Vi Thủy, ta có cảm giác có thể xắn ra từng mảng, dẫu rất mơ hồ và dù có thể ta không biết đấy là những mảng gì.
(GLO)- Nhà thơ Đoàn Văn Mật quê Nam Định, hiện đang sinh sống ở Hà Nội, là Trưởng ban thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Có cảm tưởng anh sinh ra để làm thơ.
(GLO)- Chị là phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Đà Nẵng, nhưng lại là nhà thơ chuyên nghiệp, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, về nghề đã kinh qua cả báo hình, báo viết, về nghiệp thì được giải ở cả 2 thể loại: thơ và truyện ngắn.