Nền tảng vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ sân nhà và nuôi dưỡng đội ngũ 2 triệu doanh nghiệp...

untitled.jpg

Đó là những nhiệm vụ cấp bách không chỉ đối phó với trật tự thương mại mới của thế giới mà còn là hành trang để tạo dựng nền kinh tế VN tự lực, tự cường trong kỷ nguyên mới.

Hơn 30 năm hội nhập kinh tế thế giới, trong khi đầu ra (xuất khẩu) chúng ta làm rất tốt thì đầu vào (nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất) vẫn còn hạn chế. Cụ thể ở đầu ra, hàng hóa VN hiện đã xuất khẩu qua hàng trăm nước, kim ngạch ngày càng tăng. Ngược lại đầu vào chúng ta vẫn phụ thuộc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất ở một số ít thị trường. Cũng vì thế, khi những thị trường này gặp rủi ro, hoạt động xuất khẩu của VN bị tác động nặng nề. Ví dụ khi Trung Quốc đóng cửa biên giới để phòng chống dịch Covid-19, hàng loạt nông sản của ta ùn tắc ở biên giới, không ít phải đổ bỏ vì hư hỏng. Mới nhất là thuế đối ứng của Mỹ, ngoài là thị trường xuất khẩu chính, chúng ta cũng bị soi nguồn gốc nguyên phụ liệu nhập khẩu... Trong bối cảnh đó, vấn đề xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ, nâng tỷ lệ nội địa hóa, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu một lần nữa được đặt ra, bức thiết, thậm chí có thể nói là sống còn.

Bởi nếu không có ngành công nghiệp phụ trợ, chúng ta vẫn cứ phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thì không chỉ rủi ro bị áp thuế khi chiến tranh thương mại xảy ra mà giá trị mang lại cho nền kinh tế cũng ít ỏi. Nghịch lý xuất khẩu càng lớn thì nhập khẩu càng nhiều vẫn cứ đeo bám nền kinh tế nội địa. Hay nói đơn giản thì chúng ta sẽ vẫn cứ mãi là thị trường gia công, xuất thô, hưởng phần ít ỏi ngay cả ở những ngành thế mạnh. Quan trọng hơn, VN đang ở năm bản lề để bước vào kỷ nguyên mới với mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao. Vì thế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng qua chiều sâu, chuyển từ thô sang tinh, chuyển từ gia công sang làm chủ công nghệ là tất yếu. Muốn vậy, không có con đường nào khác là phải xây dựng một nền kinh tế VN tự lực, tự cường.

Thực tế việc xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã được đặt ra từ rất lâu. Nhưng vì nhiều lý do chúng ta vẫn chưa thực hiện được. Ở thời điểm này, với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân mới được Bộ Chính trị ban hành, việc xây dựng ngành kinh tế VN tự lực, tự cường có rất nhiều thuận lợi. Đặc biệt, nội hàm của tự chủ, tự cường cũng được mở rộng hơn. Không chỉ dừng ở xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ, Nghị quyết 68 còn tạo cơ chế cho doanh nghiệp (DN) VN làm chủ sân nhà, tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia mà trước đây họ chỉ đóng vai thầu phụ cho DN ngoại, DN nhà nước. Nghị quyết cũng nuôi dưỡng, mở cơ chế để hình thành cộng đồng 2 triệu DN trong vài năm tới. Đặc biệt, nghị quyết đã mở cánh cửa tiếp cận đất, tiếp cận tín dụng, tiếp cận các nguồn lực, tư liệu sản xuất một cách bình đẳng, minh bạch cho khối DN tư nhân. Trên cơ sở đó, bảo đảm tính khả thi cho các mục tiêu lớn về tăng trưởng kinh tế, về xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững.

Có thể nói, khát vọng xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường chưa bao giờ hiện thực và khả thi như lúc này. Bởi đây chính là hành trang để VN bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Sau những cánh cửa đóng kín

Sau những cánh cửa đóng kín

Giữa năm, không phải dịp lễ, Tết, nhưng hàng nghìn ki-ốt, cửa hàng từ bắc chí nam đồng loạt đóng cửa, nghỉ bán. Phía sau những cánh cửa đóng kín, im lìm ấy là sự chối bỏ lạnh lùng trước những nỗ lực làm minh bạch nguồn gốc hàng hóa đưa vào thị trường.

null