Giám sát việc thực hiện các Đề án hỗ trợ phụ nữ tại huyện Kông Chro

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 10-10, đoàn giám sát do bà Rơ Chăm H’Hồng-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Gia Lai làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Kông Chro về việc thực hiện các đề án hỗ trợ phụ nữ giai đoạn 2017-2022.

Cùng đi có đại diện các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Lao động-Thương binh và Xã hội; Ngân hàng Chính sách Xã hội và Công an tỉnh.

 Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Phương Liên
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Phương Liên



Đoàn đã giám sát việc thực hiện Đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ" giai đoạn 2017-2027 (gọi tắt là Đề án 938) và Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (gọi tắt là Đề án 939) trên địa bàn huyện Kông Chro.

Trong 6 năm qua (2017-2022), việc triển khai thực hiện Đề án 938 đã được các cấp, các ngành, đơn vị và đông đảo hội viên, phụ nữ quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Thông qua việc nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ giữ gìn, rèn luyện đạo đức, ý thức pháp luật, chủ động tham gia giải quyết hiệu quả một số vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ, các ngành cơ bản đã thực hiện đạt 6/6 mục tiêu của Đề án đặt ra. Các nội dung về phòng-chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, bạo lực giới, giáo dục cha mẹ chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức được các cấp Hội thực hiện bằng nhiều hình thức. Kết quả, đã thành lập được 90 câu lạc bộ với 3.387 thành viên. Toàn huyện hiện có 12 mô hình “địa chỉ tin cậy” tại 12/14 xã, thị trấn. Công tác hòa giải ở cơ sở cũng được quan tâm, toàn huyện có 74 tổ hòa giải với 405 hòa giải viên, trong đó 61 hòa giải viên là phụ nữ.

Đối với việc triển khai thực hiện Đề án 939 cơ bản đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Các phiên chợ trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm do hội viên phụ nữ và nông dân làm ra được tổ chức thường xuyên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ. Trong 5 năm, đã hỗ trợ 24 ý tưởng khởi nghiệp vay vốn Ngân hàng CSXH huyện với tổng số tiền 1,2 tỷ đồng; hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập, kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho 2 hợp tác xã. Việc triển khai thực hiện đề án đã giúp chị em phụ nữ mạnh dạn, tự tin, dám nghĩ dám làm từ đó thúc đẩy các ý tưởng kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

Tại buổi giám sát, đại diện các sở, ngành của tỉnh đã đưa ra những ý kiến, đề xuất để huyện Kông Chro tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án hỗ trợ phụ nữ.

Kết luận buổi giám sát, bà Rơ Chăm H’Hồng-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh đã biểu dương những kết quả thực hiện Đề án 938, 939 của huyện Kông Chro và mong muốn các cấp, các ngành ở huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện đề án vì đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của Hội LHPN huyện mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; định kỳ phải tổng kết, đánh giá các ý tưởng khởi nghiệp đã hỗ trợ.

 

PHƯƠNG LIÊN

 

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.