Giám sát về đổi mới hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 26-1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã có buổi giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công (ĐVSNCL) lập giai đoạn 2018-2023” trên địa bàn tỉnh.

Bà Siu Hương-Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi giám sát. Ảnh: Ngọc Sang
Bà Siu Hương-Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi giám sát. Ảnh: Ngọc Sang

Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi giám sát. Làm việc với đoàn giám sát có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cùng lãnh đạo các Sở: Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Nội Vụ, Y tế, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT.

Tại buổi giám sát, đại diện lãnh đạo các sở đã báo cáo kết quả thực hiện chính sách pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL giai đoạn 2018-2023. Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức.

Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Ngọc Sang
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Ngọc Sang

Trong đó, xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình triển khai thực hiện phù hợp, khả thi, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Chỉ đạo các cơ quan liên quan, triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phân công nhiệm vụ, thời gian triển khai thực hiện có hiệu quả, giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy, mạng lưới ĐVSNCL. Cùng với đó, các sở, ngành, địa phương đã kịp thời phổ biến, tuyên truyền, ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp các ĐVSNCL. Tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất của các ĐVSNCL cơ bản được rà soát, bố trí, sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối.

Tính đến ngày 31-12-2023, toàn tỉnh có 893 ĐVSNCL trực thuộc các cơ quan hành chính, 4 ĐVSNCL trực thuộc ĐVSNCL, 20 ĐVSNCL thuộc các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị-xã hội. Trong đó, đối với khối hành chính, đã sắp xếp giảm 185 ĐVSNCL so với năm 2015; 180 ĐVSNCL so với năm 2017; 9 ĐVSNCL so với năm 2021. Giai đoạn 2015-2021, các cơ quan hành chính đã sắp xếp giảm 16,33% số lượng đầu mối ĐVSNCL (vượt 6,33% mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW đặt ra). Năm 2023, toàn tỉnh có 26.103 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. So với năm 2021, đã tinh giảm 304 biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước và tăng 1.714 biên chế hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Ngọc Sang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Ngọc Sang

Sau hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, việc sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tăng hiệu quả hoạt động và phối hợp công tác của các đơn vị. Cùng với đó, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương; chất lượng giải quyết công việc, phục vụ Nhân dân của các cơ quan, đơn vị được cải thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe các sở báo cáo tình hình hoạt động cùng những đề xuất, kiến nghị, các thành viên trong đoàn giám sát đã trao đổi làm rõ một số khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như: mức trợ cấp chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ; đảm bảo quyền lợi cho viên chức; cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL…

Ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh, thành viên Đoàn giám sát-phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Sang
Ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh, thành viên Đoàn giám sát-phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Sang

Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương đánh giá cao các sở, ngành đã thực hiện tốt việc thực hiện chính sách pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL giai đoạn 2018-2023 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành bổ sung, làm rõ một số nội dung còn thiếu để đoàn hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát cũng như nghiên cứu và có kiến nghị cụ thể với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.